Soạn giáo án Công dân 9 Kết nối tri thức bài 5: Bảo vệ hoà bình

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Công dân 9 bài 5: Bảo vệ hoà bình sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

GIỚI THIỆU BỘ GIÁO ÁN WORD:

  • Soạn chi tiết, đầy đủ các bài học trong chương trình học mới
  • Khung soạn giáo án theo mẫu công văn mới nhất
  • Giáo án thiết kế nhiều hoạt động, bài tập hấp dẫn thú vị 
  • File tải về chuẩn font chữ, không lỗi chính tả giáo viên tùy ý chỉnh sửa thêm

LỊCH BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • 15/07 bàn giao 1/2 học kì I
  • 15/08 bàn giao đủ học kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 650k - Đặt bây giờ: 450k

Đặc biệt: 

  • Trọn bộ word + PPT: 1100k  - Đặt bây giờ: 900k
  • Khi đặt, tặng miễn phí các tài liệu hỗ trợ giảng dạy : bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

=> Lưu ý: Đây bây giờ, chỉ gửi trước 50% (350k) đến lúc nhận đủ học kì 1 gửi số còn lại

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 5: BẢO VỆ HÒA BÌNH

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Nêu được thế nào là hòa bình và bảo vệ hòa bình; các biểu hiện của hòa bình.

  • Giải thích được vì sao cần phải bảo vệ hòa bình.

  • Nhận ra được những biện pháp để thúc đẩy và bảo vệ hòa bình. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. 

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.

Năng lực riêng: 

  • Điều chỉnh hành vi và phát triển bản thân: Nhận biết được sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình; Tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè, người thân lựa chọn và tham gia những hoạt động phù hợp để bảo vệ hòa bình; phê phán xung đột sắc tộc và chiến tranh phi nghĩa. 

3. Phẩm chất

  • Yêu nước, nhân ái và trách nhiệm: trong việc bảo vệ hòa bình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, SBT GDCD 9.

  • Tranh/ ảnh, clip và các mẩu truyện, thông tin về bảo vệ hòa bình.

  • Máy tính, máy chiếu,...

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Giáo dục công dân 9.

  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS xác định được nội dung bài học về bảo vệ hòa bình.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc đoạn trích lời bài hát ở phần Mở đầu SGK tr.24 và nêu cảm nhận.

c. Sản phẩm học tập: Cảm nhận của HS về đoạn trích lời bài hát.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu trong SGK tr.19: Em hãy đọc đoạn trích lời bài hát “Chúng em cần hòa bình” (sáng tác: hoàng Long – Hoàng Lân) và chia sẻ cảm nghĩ của em về cuộc sống hòa bình:

“Để loài người chung sống trong hoà bình

Để đàn em được vui ca học hành

Để ngàn cây lá hoa vươn mầm xanh

Bạn bè sống với nhau trong tình yêu thương

Chúng em cần bầu trời hoà bình

Chúng em cần bầu trời hoà bình

Trên Trái Đất không còn chiến tranh

Đấu tranh vì một nền hoà bình

Đấu tranh vì một nền hoà bình

Không còn tiếng súng tiếng bom trên hành tinh...”

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc đoạn trích lời bài hát và vận dụng hiểu biết để nêu cảm nghĩ.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS chia sẻ trước lớp:

+ Cuộc sống hoà bình là cuộc sống ấm no và bình yên cho mọi người, là cuộc sống ổn định, phát triển, hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, không có chiến tranh, xung đột là đặc trưng của một xã hội văn minh, là nền tảng để phát triển xã hội bền vững.

+ Được sống trong hoà bình là khát vọng mãnh liệt của các quốc gia và của cả nhân loại. Bảo vệ hoà bình là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người. Bài học này sẽ giúp em hiểu được thế nào là hoà bình và bảo vệ hoà bình để từ đó thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần bảo vệ hoà bình.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương tinh thần học của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Thế giới đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc, đau thương. Vì vậy, được sống trong hoà bình là khát vọng của toàn nhân loại. Để giữ gìn cuộc sống bình yên và xây dựng xã hội văn minh, giàu đẹp, mỗi chúng ta cần tích cực đấu tranh bảo vệ hoà bình. Để tìm hiểu rõ hơn về bảo vệ hòa bình, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 5. Bảo vệ hòa bình.

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 


=> Xem toàn bộ Giáo án công dân 9 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Công dân 9 kết nối tri thức, giáo án bài 5: Bảo vệ hoà bình Công dân 9 kết nối tri thức, giáo án Công dân 9 KNTT bài 5: Bảo vệ hoà bình

Xem thêm giáo án khác