Soạn giáo án Công dân 9 Kết nối tri thức bài 2: Khoan dung

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Công dân 9 bài 2: Khoan dung sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 2: KHOAN DUNG

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm khoan dung và biểu hiện của khoan dung.
  • Nhận biết được giá trị của khoan dung.
  • Thực hiện được những việc làm thể hiện sự khoan dung trong những tình huống cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.
  • Phê phán các biểu hiện thiếu khoan dung.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • - Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.

Năng lực riêng:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Thực hiện được những việc làm thể hiện sự khoan dung trong những tình huống cụ thể, phù hợp với lứa tuổi. Từ đó, biết phê phán các biểu hiện thiếu khoan dung.
  1. Phẩm chất
  • Nhân ái: Có lòng khoan dung, độ lượng, vị tha trong cuộc sống.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án Giáo dục công dân 9.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có), bảng, phấn, giấy A0.
  • Clip “Hãy trồng một bông hoa khoan dung trong trái tim thù hận”; ca dao, tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn về khoan dung,...
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Giáo dục công dân 9.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS xác định được nội dung bài học về khoan dung.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS nêu cảm nghĩ về lời chia sẻ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn liên quan đến lòng khoan dung.
  4. Sản phẩm học tập: Cảm nghĩ của HS về lời chia sẻ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn liên quan đến lòng khoan dung.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu trong SGK tr.10: Em hiểu như thế nào về lời chia sẻ sau đây của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn?

“Giận hờn, trách móc mà làm gì bởi vì cuộc đời sẽ xóa hết những vết bầm trong tâm hồn chúng ta nếu lòng ta biết độ lượng. Ta biết tha thứ những điều nhỏ thì cuộc đời sẽ tha thứ cho ta những điều lớn hơn”.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết và nêu cảm nghĩ về lời chia sẻ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS chia sẻ trước lớp:

Lời chia sẻ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là một lời nhắc nhở về tầm quan trọng của sự khoan dung và tha thứ trong cuộc sống:

+ Giải thích: Việc giận dữ, trách móc chỉ làm tổn thương và làm xấu đi tâm hồn của chúng ta, trong khi sự khoan dung và tha thứ sẽ giúp chúng ta trở nên nhẹ nhàng và hạnh phúc hơn.

+ Liên hệ thực tế: Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp phải những xích mích, những sai lầm và hành động không đúng đắn từ người khác. Việc giữ lại sự oán hận và tức giận chỉ làm tổn thương bản thân chúng ta. Chúng ta nên học cách tha thứ để giải thoát tâm hồn và tạo ra một môi trường tốt hơn cho sự hòa hợp và hạnh phúc.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương tinh thần học của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Khoan dung là một trong những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Truyền thống này được thể hiện qua cách ứng xử của con người trong các mối quan hệ xã hội. Để tìm hiểu rõ hơn về lòng khoan dung, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 2. Khoan dung.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khái niệm, biểu hiện và giá trị của khoan dung

  1. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm, biểu hiện cơ bản và ý nghĩa của khoan dung.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK tr.10-11 và thực hiện yêu cầu.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về khái niệm, biểu hiện cơ bản và ý nghĩa của khoan dung.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm, biểu hiện cơ bản và ý nghĩa của khoan dung.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Khai thác thông tin 1 SGK tr.10

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đọc thông tin 1 trong SGK tr.10 và thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm vụ:

1/ Em hãy nêu những việc làm của Bình Định vương Lê Lợi đối với quân Minh.

2/ Những việc làm đó thể hiện truyền thống của dân tộc Việt Nam?

3/ Nêu ý nghĩa của những việc làm đó.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các thông tin trong SGK tr.10 và trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm HS trình bày câu trả lời.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

1. Khái niệm, biểu hiện và giá trị của khoan dung

a. Khai thác thông tin 1 SGK tr.10

Câu 1: Bình Định vương Lê Lợi đã tha mạng sống cho quân Minh, còn cấp thêm thuyền, ngựa, lương thảo cho họ về nước.

Câu 2: Những việc làm đó thể hiện truyền thống khoan dung của dân tộc Việt Nam.

Câu 3: Ý nghĩa:

- “dập tắt mối chiến tranh cho đời sau, sử xanh ghi chép tiếng thơm muôn đời”

- Khiến kẻ thù “vừa xúc động vừa hổ thẹn đến rơi nước mắt”.

Nhiệm vụ 2: Khai thác thông tin 2 SGK tr.11

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS giữ nguyên nhóm ở Nhiệm vụ 1 và tiếp tục đọc thông tin 2 SGK tr.11 để thực hiện nhiệm vụ: Em hãy tìm những chi tiết thể hiện lòng khoan dung của Bác Hồ trong thông tin 2 và nêu ý nghĩa của lòng khoan dung đó.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin 2 trong SGK tr.11, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm HS trình bày câu trả lời.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

b. Khai thác thông tin 2 SGK tr.11

Tinh thần khoan dung của Bác Hồ:

- Đối với đồng bào:

- Có tình yêu thương sâu sắc đối với con người, rộng lượng đối với những khác biệt, tôn trọng, không áp đặt ý kiến của mình lên người khác;

- Có niềm tin vào phần tốt đẹp, phần thiện trong mỗi con người, dù nhất thời họ có lầm lạc;

- Lấy tình thân ái để cảm hoá đồng bào lạc lối lầm đường.

- Đối với tù binh chiến tranh: khoan hồng, rộng lượng.

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa của khoan dung

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cung cấp một số hình ảnh/video cho HS tìm hiểu thêm về lòng khoan dung trong cuộc sống. (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ)

- GV chia lớp thành 4 nhóm, tổ chức cho HS chơi nhanh trò chơi “Ai nhanh hơn” (thời gian 5 phút): Tìm câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ, danh ngôn về lòng khoan dung.

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm bằng kĩ thuật trải khăn bàn để trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết thế nào là lòng khoan dung? Hãy nêu những biểu hiện và ý nghĩa của lòng khoan dung trong cuộc sống.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, xem video để tìm hiểu thêm về lòng khoan dung.

- HS tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn”.

- HS rút ra kết luận về khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa của lòng khoan dung theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV tổng hợp kết quả trò chơi “Ai nhanh hơn” (đính kèm phía dưới Nhiệm vụ).

- GV mời HS nêu khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa của lòng khoan dung.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

c. Tìm hiểu khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa của khoan dung

- Khái niệm: Khoan dung là rộng lòng tha thứ.

- Biểu hiện:

+ Tha thứ cho chính mình và người khác khi đã biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm;

+ Lắng nghe và tôn trọng sự khác biệt của người khác, không cố chấp, hẹp hòi, định kiến.

- Ý nghĩa:

+ Người có lòng khoan dung sẽ được mọi người yêu mến, tin cậy.

+ Người được tha thứ sẽ có cơ hội sửa chữa lỗi lầm để trở thành người tốt.

Nhờ có lòng khoan dung, mối quan hệ giữa người với người sẽ tốt đẹp hơn.

HÌNH ẢNH VỀ LÒNG KHOAN DUNG

10 vạn quân Minh cảm tạ tấm lòng khoan dung của Lê Lợi

Chính sách ân xá của Nhà nước Việt Nam cho những người phạm nhân cải tạo tốt

Lòng khoan dung của Bác Hồ

 với người dân Việt Nam

Sự khoan dung, thấu hiểu của cha mẹ

dành cho con cái

Video: https://www.youtube.com/watch?v=ajMdY4AGYLc&t=3s (0:51 – 3:11)

KẾT QUẢ TRÒ CHƠI “AI NHANH HƠN”

Những câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ, danh ngôn về lòng khoan dung:

1. Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại.

2. Mình vì mọi người, mọi người vì mình.

3. Bàn tay có ngón ngắn ngón dài.

4. Đất có chỗ bồi chỗ lở, ngựa có con dở con hay.

5. Yêu con người, mát con ta.

6. Yêu con cậu mới đậu con mình.

7. Một con tôm có chật gì sông, một cái lông có chật gì lỗ.

8. Một sự nhịn là chín sự lành.

9. Giơ cao đánh khẽ.

10. Trẻ nhà người như trẻ nhà ta.

11. Chín bỏ làm mười.

12. Những người đức hạnh thuận hoà

Đi đâu cũng được người ta tôn sùng.

13. Khi bạn không tha thứ cho một ai đó, tức là bạn đang quay lưng lại với tương lai của mình. Khi bạn bao dung, điều đó có nghĩa bạn đang tiến về phía trước. (Tyler Perry).

14. Sự khoan dung là sợi dây xích vàng gắn kết xã hội lại với nhau. (William Blake).

Hoạt động 2: Thực hiện những việc làm thể hiện lòng khoan dung trong cuộc sống

  1. Mục tiêu: HS nêu được những việc cần làm để thể hiện lòng khoan dung trong cuộc sống.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh kết hợp đọc trường hợp trong SGK tr.11-12 và thực hiện yêu cầu.

- GV rút ra kết luận về những việc cần làm để thể hiện lòng khoan dung trong cuộc sống.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về những việc cần làm để thể hiện lòng khoan dung trong cuộc sống.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Khai thác hình ảnh, trường hợp SGK tr.11-12

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 6 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), yêu cầu HS quan sát hình ảnh kết hợp đọc các trường hợp trong SGK tr.11-12 và thực hiện nhiệm vụ:

- GV phân chia nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm và cùng trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1, 2: Quan sát bức tranh 1 SGK tr.11.

+ Nhóm 3, 4: Quan sát bức tranh 2 SGK tr.11.

+ Nhóm 5, 6: Đọc trường hợp SGK tr.12.

Câu hỏi:

1/ Dựa vào biểu hiện của lòng khoan dung, em có nhận xét gì về lời nói, việc làm của chủ thể trong hình ảnh/ trường hợp trên?

2/ Em có lời khuyên gì đối với những chủ thể thiếu khoan dung trong hình ảnh/ trường hợp trên.

- GV yêu cầu HS liên hệ bản thân, trả lời câu hỏi:

3/ Theo em, để có lòng khoan dung, chúng ta cần làm gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh kết hợp đọc các trường hợp trong SGK tr.11-12 và trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm HS trình bày câu trả lời.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

2. Thực hiện những việc làm thể hiện lòng khoan dung trong cuộc sống

a. Khai thác hình ảnh, trường hợp SGK tr.11-12

* Câu 1, 2:

- Tranh 1: Bạn nữ bên trái dằn vặt vì lỗi do mình gây ra cho em trai.

Lời khuyên: Bạn nên tha thứ cho chính mình như lời khuyên của bạn nữ bên phải.

- Tranh 2: Bạn nữ bên trái còn băn khoăn không biết có nên tha thứ cho bạn không.

Lời khuyên: Bạn đã xin lỗi rồi, nên thứ lỗi cho bạn để lòng thanh thản và giữ được mối quan hệ với bạn bè.

- Trường hợp: T đã thể hiện tinh thần khoan dung, không cố chấp, định kiến với người mắc lỗi lầm, tạo sức lan toả tinh thần khoan dung tới bạn bè và người khác.

* Câu 3: Chúng ta cần:

- Tha thứ cho chính mình và người khác khi đã biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm;

- Lắng nghe và tôn trọng sự khác biệt của người khác, không cố chấp, hẹp hòi, định kiến.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu những việc cần làm để thể hiện lòng khoan dung trong cuộc sống

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS xem clip “Hãy trồng một bông hoa khoan dung trong trái tim thù hận”:

https://www.youtube.com/watch?v=vo99al1N8zE (0:44 – 6:39)

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu cảm nhận của mình về việc làm của chàng học sinh cá biệt và lòng khoan dung của cô giáo.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về những việc cần làm để thể hiện lòng khoan dung trong cuộc sống.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem video để hiểu thêm về lòng khoan dung.

- HS rút ra kết luận về những việc cần làm để thể hiện lòng khoan dung trong cuộc sống theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày cảm nhận về video “Hãy trồng một bông hoa khoan dung trong trái tim thù hận”.

- GV mời HS nêu những việc cần làm để thể hiện lòng khoan dung trong cuộc sống.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

b. Tìm hiểu những việc cần làm để thể hiện lòng khoan dung trong cuộc sống

Để trở thành người có lòng khoan dung, mỗi chúng ta đều cần:

- Sống chân thành, rộng lượng;

- Tôn trọng và chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác;

- Phê phán sự ích kỉ, hẹp hòi, thiếu khoan dung, độ lượng.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học và thực hành xử lí tình huống cụ thể liên quan đến nội dung bài học.
  3. Nội dung:

- GV cho HS làm Phiếu bài tập trắc nghiệm về Khoan dung.

- GV cho HS trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập SGK tr.12-13.

  1. Sản phẩm: Đáp án của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

 


=> Xem toàn bộ Giáo án công dân 9 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Công dân 9 kết nối tri thức, giáo án bài 2: Khoan dung Công dân 9 kết nối tri thức, giáo án Công dân 9 KNTT bài 2: Khoan dung

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm

=> Khi đặt chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng và trải nghiệm thực tế. Cảm thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem thêm giáo án khác