Soạn giáo án Công dân 9 Kết nối tri thức bài 4: Khách quan và công bằng

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Công dân 9 bài 4: Khách quan và công bằng sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 4: KHÁCH QUAN VÀ CÔNG BẰNG

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Nhận biết được những biểu hiện khách quan, công bằng.

  • Hiểu được ý nghĩa của khách quan, công bằng; tác hại của sự thiếu khách quan, công bằng.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. 

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.

Năng lực riêng: 

  • Điều chỉnh hành vi: Thể hiện được thái độ khách quan, công bằng trong cuộc sống hằng ngày; Phê phán những biểu hiện không khách quan, công bằng.

3. Phẩm chất

  • Trung thực: Có thái độ và hành động khách quan, công bằng trong cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, SBT GDCD 9.

  • Câu chuyện, ca dao, tục ngữ về khách quan, công bằng.

  • Phiếu bài tập, máy tính, máy chiếu,...

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Giáo dục công dân 9.

  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS xác định được nội dung bài học về khách quan và công bằng.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS kể một trường hợp thể hiện sự khách quan, công bằng trong cuộc sống.

c. Sản phẩm học tập: Một trường hợp thể hiện sự khách quan, công bằng trong cuộc sống.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu trong SGK tr.19: Em hãy kể một trường hợp thể hiện sự khách quan, công bằng trong cuộc sống mà em được chứng kiến.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết, liên hệ bản thân để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS chia sẻ trước lớp:

Ví dụ: 

CÂU CHUYỆN MỘT CUỘC THI HÙNG BIỆN Ở TRƯỜNG EM

    Trong cuộc thi này, ban giám khảo bao gồm các thầy cô giáo và một số chuyên gia từ bên ngoài. Điều đặc biệt là ban giám khảo được yêu cầu phải chấm điểm một cách khách quan và không để bất kỳ yếu tố cá nhân nào ảnh hưởng đến quyết định của mình.

    Trong cuộc thi, có một bạn thí sinh mà em biết khá rõ và bạn ấy rất nổi bật về mặt học thuật cũng như hoạt động ngoại khóa. Mọi người, bao gồm cả em, đều nghĩ rằng bạn ấy chắc chắn sẽ đạt giải cao nhất. Tuy nhiên, trong phần thi hùng biện của mình, bạn ấy có vẻ hơi căng thẳng và không thể hiện được hết khả năng của mình. Ngược lại, một bạn thí sinh khác, tuy ít nổi bật hơn trong các hoạt động thường ngày, lại có một phần trình bày rất ấn tượng và logic.

    Khi đến phần chấm điểm, ban giám khảo đã xem xét kỹ lưỡng từng phần thi và dựa vào các tiêu chí đã đặt ra trước đó, như nội dung, phong cách trình bày, và cách trả lời câu hỏi. Kết quả cuối cùng, bạn thí sinh thứ hai đã được trao giải nhất, mặc dù không phải là người mà mọi người mong đợi ban đầu.

    Ban giám khảo đã giải thích rất rõ ràng về quyết định của họ, rằng họ đánh giá dựa trên màn trình diễn thực tế trong cuộc thi chứ không phải dựa trên thành tích hay danh tiếng của các thí sinh. Điều này đã thể hiện sự khách quan và công bằng của họ, và dù có bất ngờ, mọi người đều phải thừa nhận rằng quyết định đó là hợp lý.

=> Qua câu chuyện này, em nhận thấy rằng sự khách quan và công bằng không phải lúc nào cũng dễ dàng thực hiện, nhưng nếu chúng ta tuân thủ các nguyên tắc và tiêu chí rõ ràng, chúng ta có thể đưa ra những quyết định đúng đắn và được mọi người tôn trọng.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương tinh thần học của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Trong xã hội, mỗi cá nhân, mỗi nhóm người có những nhu cầu và lợi ích khác nhau. Để đảm bảo lợi ích chính đáng cho mỗi cá nhân và giải quyết hài hòa các mối quan hệ, góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, chúng ta cần phải có sự khách quan, công bằng trong đánh giá và ứng xử. Để tìm hiểu rõ hơn về khách quan và công bằng, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 4. Khách quan và công bằng.

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 


=> Xem toàn bộ Giáo án công dân 9 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Công dân 9 kết nối tri thức, giáo án bài 4: Khách quan và công bằng Công dân 9 kết nối tri thức, giáo án Công dân 9 KNTT bài 4: Khách quan và công bằng

Nếu giáo viên muốn tải file giáo án, tài liệu

-------

Chat hỗ trợ - Nhấn vào đây - 0386 168 725

--------

Được hỗ trợ ngay và luôn

Xem thêm giáo án khác