Soạn giáo án chuyên đề Vật lí 10 kết nối tri thức Bài 9: Sơ lược về các chất gây ô nhiễm môi trường

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án chuyên đề Vật lí 10 Bài 9: Sơ lược về các chất gây ô nhiễm môi trường sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 9: SƠ LƯỢC VỀ CÁC CHẤT GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG (4 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: thảo luận, đề xuất, chọn phương án và thực hiện được nhiệm vụ học tập tìm hiểu sơ lược về các chất ô nhiễm trong nhiên liệu hóa thạch, mưa acid, năng lượng hạt nhận, sự suy giảm tầng ozone, sự biến đổi khí hậu.

  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

- Năng lực riêng:

  • Nhận thức vật lí: Nêu được các chất gây ô nhiễm môi trường trong nhiên liệu hóa thạch ; Nêu được nguyên nhân gây mưa acid và các tác động tiêu cực đến môi trường ; Biết được nguy cơ gây ô nhiễm môi trường của năng lượng hạt nhận, sự suy giảm tầng ozone, sự biến đổi khí hậu.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học : Nói về một số chất gây ô nhiễm môi trường và đề ra giải pháp hạn chế.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
  • Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, Sách chuyên đề học tập Vật lí 10, SGV, Kế hoạch bài dạy.
  • Hình ảnh, video mô phỏng về sự gây ô nhiễm môi trường do sử dụng nhiên liệu hóa thạch, mưa acid, sử dụng năng lượng hạt nhân, suy giảm tầng ozone, sự biến đổi khí hậu.
  • Máy tính, máy chiếu
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Vật lí 10, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú, khơi gợi sự kích thích, tò mò của HS.
  3. Nội dung: GV đặt vấn đề, tổ chức trò chơi đóng vai nhà môi trường học cho HS
  4. Sản phẩm học tập:

HS đóng vai đưa ra lời khuyên cho cộng đồng, người dân bảo vệ sức khỏe trước các hiện tượng ô nhiễm môi trường

  1. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi đóng vai nhà môi trường học để đưa ra lời khuyên cho cộng đồng, người dân bảo vệ sức khỏe trước các hiện tượng sau:

     

Cháy giàn khoan dầu

trên biển

Khói bếp than tổ ong

Sự cố nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản

     

Cháy rừng

Mưa acid

Lỗ thủng tầng ozone

   

Lũ lụt

Khí thải từ các phương tiện giao thông

       

- GV chia lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm chọn 1 hiện tượng theo các bức ảnh trên để thảo luận, trình bày trước lớp một số nội dung sau:

Tên nhóm: …………………………….

Tên các thành viên: …………………………………….

Câu hỏi

Nội dung trả lời

Tên hiện tượng/ sự cố trong ảnh là gì?

 

Hiện tượng/ sự cố trong ảnh tác động như thế nào đến môi trường?

 

Lời khuyên cho cộng đồng, người dân bảo vệ sức khỏe trước các hiện tượng/ sự cố trong ảnh.

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tham gia trò chơi, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS các nhóm trình bày câu trả lời

- HS nhận xét câu trả lời của nhau

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi: Hằng ngày, trong sản xuất và sinh hoạt, con người thải ra môi trường các chất thải nguy hại đến mức ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, đời sống của sinh vật, sức khỏe con người. Những chất nào có thể gây ô nhiễm môi trường? Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay Bài 9. Sơ lược về các chất gây ô nhiễm môi trường

 

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về các chất gây ô nhiễm môi trường trong nhiên liệu hóa thạch và các chất gây ô nhiễm môi trường trong mưa acid  

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS Nêu được nguồn gốc của nhiên liệu hoá thạch và các thành phần gây ô nhiễm môi trường khi khai thác, sử dụng nhiên liệu hoá thạch và nguồn gốc của mưa acid và các thành phần gây ô nhiễm môi trường trong mưa acid.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu mục I, II, nghiên cứu, trình bày và thảo luận trả lời câu hỏi theo nhóm
  3. Sản phẩm học tập:

- HS trình bày về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường của việc khai thác và sử dụng nhiên liệu hoá thạch; nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong mưa acid.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 8 nhóm như hoạt động khởi động, yêu cầu mỗi nhóm chọn 1 trong 2 vấn đề là mưa acid hoặc nhiên liệu hoá thạch để thảo luận nhóm trong 10 phút hoàn thành phiếu học tập về các nội dung như sau:

Tên nhóm: …………………………….

Tên các thành viên: ………………………………..

Nội dung

Mô tả của nhóm

Nhiên liệu hóa thạch/ mưa acid là gì?

 

Nguyên nhân hình thành nhiên liệu hóa thạch/ mưa acid như thế nào?

 

Thành phần chính gây ô nhiễm môi trường do khai thác, sử dụng nhiên liệu hoá thạch/ do mưa acid là gì?

 

Cách khắc phục/hạn chế gây ô nhiễm môi trường do nhiên liệu hoá thạch/ mưa acid như thế nào?

 

Lời khuyên như thế nào đối với cộng đồng người thân để bảo vệ sức khoẻ khi gặp khí thải do đốt nhiên liệu hoá thạch/mưa acid.

 

Các nội dung mà nhóm đề xuất để giảm ô nhiễm môi trường do nhiên liệu hoá thạch/ mưa acid cho địa  phương mình.

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu thông tin, hoàn thành bảng trong phiếu học tập

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện mỗi nội dung 1 nhóm làm tốt lên trình bày

- GV yêu cầu thư kí của nhóm ghi tóm tắt các nội dung nhóm trình bày và trình chiếu trên máy chiếu

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

I/ Các chất gây ô nhiễm môi trường trong nhiên liệu hóa thạch và các chất gây ô nhiễm môi trường trong mưa acid

Phiếu học tập của nhóm  

Hoạt động 2: Củng cố kiến thức về các chất gây ô nhiễm môi trường trong nhiên liệu hóa thạch và các chất gây ô nhiễm môi trường trong mưa acid ; Giao nhiệm vụ về nhà

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động,

- HS củng cố kiến thức vừa học và chuẩn bị kiến thức kĩ năng cho những tiết học sau

  1. Nội dung:

- GV củng cố lại kiến thức về các chất gây ô nhiễm môi trường trong nhiên liệu hóa thạch và các chất gây ô nhiễm môi trường trong mưa acid cho HS

- GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm tự đọc các mục III,IV,V sgk xây dựng các nội dung trình chiếu vào buổi học sau.

  1. Sản phẩm học tập:

- HS ghi được các nội dung chính về các chất gây ô nhiễm môi trường trong nhiên liệu hóa thạch và các chất gây ô nhiễm môi trường trong mưa acid vào vở; nêu nguyên nhân, cách phòng tránh và giảm nhẹ tác hại của mưa acid

- Bài báo cáo của HS trình bày dưới dạng powerpoint

  1. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu nội dung về các chất gây ô nhiễm môi trường trong nhiên liệu hóa thạch và các chất gây ô nhiễm môi trường trong mưa acid theo cấu trúc bảng sau:

Nội dung

Đối với nhiên liệu

hóa thạch

Đối với mưa acid

Nhiên liệu hóa thạch/ mưa acid là gì?

Nhiên liệu hóa thạch là những nhiên liệu như: than, dầu thô, khí tự nhiên, …

Mưa acid là hiện tượng mưa mà trong nước mưa có độ pH dưới 5,6 do lượng khí thải SO2 và NO2.

Nguyên nhân hình thành nhiên liệu hóa thạch/ mưa acid như thế nào?

Nhiên liệu hóa thạch được tạo thành bởi quá trình phân hủy kị khí của các sinh vật chết bị chôn vùi cách đây hàng trăm triệu năm và không thể tái tạo

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mua acid như quá trình sản xuất con người, sự phun trào của núi lửa hay các đám cháy,... nhưng nguyên nhân chính vẫn là con người.

Thành phần chính gây ô nhiễm môi trường do khai thác, sử dụng nhiên liệu hoá thạch/ do mưa acid là gì?

Quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch, carbon, hydrocarbon đều bị oxi hóa thành carbon dioxide (CO2) và nước. Ngoài ra, chúng thải ra nhiều chất thải độc hại như benzen,  formaldehyde, nitrogen dioxide (NO2), sulfur dioxide (SO2), hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và kim loại nặng.

Khí thải SO2 và NO2

Cách khắc phục/hạn chế gây ô nhiễm môi trường do nhiên liệu hoá thạch/ mưa acid như thế nào?

Áp dụng các nguyên tác môi trường để làm giảm thiểu lượng phát thải như: yêu cầu và khống chế về lượng chất thải hoặc yêu cầu về công nghệ sử dụng.

- Hạn chế khí đốt, khí thải trực tiếp ra môi trường tự nhiên ở các nhà máy

- Áp dụng những công nghệ tiên tiến để khử khí lưu huỳnh hay nitơ tại các nhà máy

- sử dụng những loại máy lọc nước RO để loại bỏ những chất độc hại có trong nước, đặc biệt là nước ô nhiễm do mưa axit.

- GV nhấn mạnh với HS : để phòng tránh và giảm nhẹ tác hại của mưa acid cần hạn chế khai thác, sử dụng nhiên liệu hóa thạch, tăng cường các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.

- GV yêu cầu HS lựa chọn 1 trong 3 vấn đề trong mục III, IV, V trong SGK để xây dựng các nội dung thuyết trình (thiết kế trên phần mềm trình chiếu)

- GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu trên internet, SGK, tài liệu tham khảo, trả lời các câu hỏi sau

  1. Năng lượng hạt nhân/phóng xạ/tầng ozone/biến đổi khí hậu là gì?
  2. Ô nhiễm phóng xạ/thủng tầng ozone/hậu quả của biến đổi khí hậu là gì?
  3. Nguyên nhân gây ô nhiễm phóng xạ/làm suy giảm tầng ozone/làm biến đổi khí hậu là gì?
  4. Giải pháp khắc phục, hạn chế ô nhiễm phóng xạ hạt nhân/suy giảm tầng ozone/biến đổi khí hậu là như thế nào?
  5. Các nội dung khác mà nhóm quan tâm để giúp cộng đồng/người thân để bảo vệ sức khỏe trước các hiện tượng trên.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoàn thành bảng nội dung tìm hiểu về các chất gây ô nhiễm môi trường trong nhiên liệu hóa thạch và các chất gây ô nhiễm môi trường trong mưa acid

- HS ghi chép lại nhiệm vụ cần chuẩn bị và thực hiện trong tiết học sau.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS hoàn thành nội dung kiến thức mục I, II vào vở

- HS gửi file trình chiếu mục III/ IV/V cho GV trước tiết học tiếp theo

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

 

Hoạt động 3: Trình bày nhiệm vụ về năng lượng hạt nhân và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, suy giảm tầng ozone và sự biến đổi khí hậu

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động,

- HS nêu được nguyên nhân và hậu quả của việc ô nhiễm phóng xạ hạt nhân, gây suy giảm tầng ozone và biến đổi khí hậu.

  1. Nội dung:

- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả tìm hiểu về nguyên nhân, hậu quả, cách khắc phục của ô nhiễm phóng xạ hạt nhân, suy giảm tầng ozone và biến đổi khí hậu

  1. Sản phẩm học tập:

- HS trình bày bài báo cáo các nội dung đã chuẩn bị

  1. Tổ chức hoạt động:

 


=> Xem toàn bộ Giáo án chuyên đề Vật lí 10 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án chuyên đề Vật lí 10 kết nối Bài 9: Sơ lược về các chất gây, GA word chuyên đề Vật lí 10 kntt Bài 9: Sơ lược về các chất gây, giáo án chuyên đề Vật lí 10 kết nối tri thức Bài 9: Sơ lược về các chất gây

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC