Soạn giáo án chuyên đề Vật lí 10 kết nối tri thức Bài 7: Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án chuyên đề Vật lí 10 Bài 7: Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHUYÊN ĐỀ 3: VẬT LÍ VỚI GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (15 tiết)

BÀI 7: SỰ CẦN THIẾT CỦA BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (3 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Sự cần thiết bảo vệ môi trường trong chiến lược phát triển của các quốc gia
  • Vai trò của cá nhân và cộng đồng trong bảo vệ môi trường
  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

- Năng lực riêng:

  • Nhận thức vật lí: Nêu được sự cần thiết bảo vệ môi trường trong chiến lược phát triển các quốc gia; Nêu được vai trò của cá nhân với cộng đồng.
  1. Phẩm chất
  • Có sự hiểu biết, yêu thích và hứng thú với vật lí học.
  • Tích cực tìm tòi, sáng tạo trong học tập, có ý thức vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, Sách chuyên đề học tập Vật lí 10, SGV, Kế hoạch bài dạy.
  • Các hình ảnh, đoạn video về ô nhiễm môi trường
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Vật lí 10, dụng cụ học tập.
  • Tìm hiểu về ô nhiễm môi trường và giải pháp giảm ô nhiễm môi trường

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú, khơi gợi sự kích thích, tò mò của HS.
  3. Nội dung: GV chiếu hình ảnh người đứng trên sa mạc vào ban đêm và tàu hàng giữa đêm, đặt vấn đề; HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về cách xác định phương hướng vào ban đêm
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem video về thực trạng ô nhiễm môi trường

- GV đặt vấn đề: Môi trường sống của con người trên hành tinh của chúng ta đang bị những tác động tiêu cực, làm ảnh hưởng đến sự sống của toàn bộ sinh vật trên Trái Đất. Các cá nhân, các quốc gia cần chung tay bảo vệ môi trường. Trong chiến lược phát triển của các quốc gia có các hành động thiết thực nào để bảo vệ môi trường? Cá nhân và cộng đồng có vai trò gì và cần thực hiện các hành động thiết thực nào để bảo vệ môi trường?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhân, thực hiện nhiệm vụ.   

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS quan sát video và dựa vào hiểu biết của bản thân đưa ra câu trả lời cho câu hỏi khởi động  

  • Chiến lược phát triển của các quốc gia có các hành động để bảo vệ môi trường: Xây dựng các kế hoạch, chương trình, biện pháp hành động cụ thể như: quản lí chất thải rắn; giảm các loại rác nhựa; quản lí và cải thiện môi trường liên quan đến nước thải, hóa chất trong nông nghiệp; nuôi trồng thủy sản; xử lí nước thải; chất thải công nghiệp; quản lí rừng, tài nguyên khoáng sản; tăng cường trồng rừng để gia tăng độ che phủ rừng; tuyên truyền bảo vệ môi trường và sẵn sàng thích ứng với thiên tai.
  • Cá nhân và cộng đồng có vai trò cực kì quan trọng, là chủ thể tác động trực tiếp đến môi trường. Mọi người cần thực hiện các hành động thiết thực để bảo vệ môi trường như: sử dụng các vật dụng sinh học, dễ phân hủy, tiết kiệm năng lượng, …

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV dựa trên câu trả lời của HS dẫn dắt vào chủ đề mới. Chủ đề 3. Vật lí với giáo dục bảo vệ môi trường: Bài 7. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường.  

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về môi trường và sự biến đổi khí hậu

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu cảm nghĩ của mình về vai trò của môi trường, ô nhiễm môi trường và một số biến đổi khí hậu như : Sự nóng lên toàn cầu và nước biển dâng ; Ô nhiễm khói, bụi.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc nhóm, sử dụng kĩ thuật “Khăn trải bàn” thảo luận về một số ô nhiễm môi trường và sự biến đổi khí hậu.
  3. Sản phẩm học tập:

- HS kể về một số ô nhiễm môi trường và sự biến đổi khí hậu

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin trong SCĐ – tr56, trả lời các câu hỏi sau:

+ Nêu khái niệm và cấu trúc của môi trường

+ Kể tên một số ô nhiễm môi trường mà em biết

à Gợi ý: Một số loại ô nhiễm: Ô nhiễm đất; nước; không khí; tiếng ồn; tầm nhìn; nhiệt;  ánh sáng.

+ Kể tên một số sự biến đổi khí hậu.

à Sự nóng lên toàn cầu; hiện tượng băng tan ở Bắc Cực; hiện tượng hạn hán, lũ lụt ở Nam Cực

Băng tan ở Bắc Cực

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, sử dụng kĩ thuật “Khăn trải bàn” (mỗi HS viết ý kiến cá nhân vào 1 tờ giấy A4, nhóm thống nhất ý kiến và ghi lại kết quả thảo luận vào 1 tờ giấy A4 khác) để trả lời các câu hỏi 1,2 trong SCĐ

+ Môi trường có vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống con người?

+ Môi trường sống của con người đang bị tác động tiêu cực như thế nào?  

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu thông tin, và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS của một số nhóm trình bày nội dung thảo luận

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

I. Môi trường và sự biến đổi khí hậu  

- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người, có mối quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại cũng như phát triển của con người và thiên nhiên

- Cấu trúc của môi trường

+ Môi trường tự nhiên

+ Môi trường xã hội

+ Môi trường nhân tạo

Trả lời Câu hỏi 1:

Vai trò của môi trường đối với đời sống con người: Môi trường sống sẽ tạo ra không gian sống, cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như là nơi chứa đựng các chất thải do con người tạo ra trong hoạt động sinh hoạt và sản xuất. Môi trường sống có trong lành thì sức khỏe của con người mới được đảm bảo.

Trả lời Câu hỏi 2:

Hiện nay, môi trường sống của con người đang bị hủy hoại bởi những hoạt động của con người:

- Môi trường không khí bị ô nhiễm, nhiệt độ Trái Đất tăng cao là do khí thải từ các nhà máy, khu công nghiệp.

- Môi trường đất, nước bị ô nhiễm do chất thải hóa học trong nông nghiệp, công nghiệp.

- Tài nguyên thiên nhiên đang bị cạn kiệt do các hoạt động khai thác trái phép của con người.

- Hệ sinh thái bị mất cân bằng, sự đa dạng sinh học bị phá hủy là do con người khai thác, săn bắt quá mức.

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS lập kế hoạch tìm hiểu sự cần thiết bảo vệ môi trường trong chiến lược phát triển của các quốc gia, vai trò của cá nhân và cộng đồng trong bảo vệ môi trường.  

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS lập được kế hoạch và tìm hiểu sự cần thiết bảo vệ môi trường
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, thảo luận, phân công nhiệm vụ nghiên cứu và chuẩn bị cho tiết học sau.
  3. Sản phẩm học tập:

- Bảng phân công công việc của nhóm (Bảng 1)

STT

Vai trò

Nhiệm vụ

Người thực hiện

1

Nhóm trưởng

Quản lí, tổ chức chung, tổng kiểm duyệt

 

2

Thư kí

Ghi chép và lưu giữ hồ sơ học tập, ghi điểm, ghi nhận tiến độ công việc và trách nhiệm của từng thành viên, ghi lại các hoạt động thiết kế, các vấn đề gặp phải, nguyên nhân và cách giải quyết.

 

3

Thành viên

Ban nội dung

 

4

Thành viên

Ban nội dung

 

5

Thành viên

Ban thiết kế

 

6

Thành viên

Đại sứ truyền thông

 

- Kết quả dự án chuyên đề: Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm gồm 6 thành viên)

- GV hướng dẫn HS nghiên cứ sách chuyên đề và tìm hiểu các tài liệu trên internet về một số vấn đề sau (báo cáo vào tiết 2,3)

·        Các hành động bảo vệ môi trường trong chiến lược phát triển của quốc gia trên thế giới mà em quan tâm.

·        Các hành động bảo vệ môi trường trong chiến lược phát triển của Việt Nam.

·        Xác định vai trò của cá nhân và cộng đồng trong bảo vệ môi trường.

- HS thảo luận, phân công nhiệm vụ nghiên cứu (hoàn thành bảng 1) và chuẩn bị nội dung cho tiết học sau.

+ 1 sản phẩm thuyết trình về các vấn đề GV giao

+ 1 sản phẩm truyền thông (poster, video, tranh ảnh,…) về sự cần thiết phải bảo vệ môi trường

- GV giới thiệu về ngày Môi trường thế giới trong phần Em có biết (SCĐ – tr57)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS phân công nhiệm vụ là lên ý tưởng thực hiện dự án học tập

- HS thảo luận, đọc thông tin trong SCĐ và tìm kiếm tài liệu trên internet để hoàn thành dự án học tập

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm HS trình bầy sản phẩm học tập của nhóm

- GV mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, khái quát kiến thức :

·        Các hành động bảo vệ môi trường trong chiến lực phát triển của Việt Nam

·        Vai trò của cá nhân và cộng đồng trong bảo vệ môi trường

2. Sự cần thiết bảo vệ môi trường trong chiến lực phát triển của các quốc gia

- Các hành động bảo vệ môi trường trong chiến lực phát triển của Việt Nam :

+ Quản lí chất thải rắn

+ Giảm các loại rác nhựa

+ Quản lí và cải thiện môi trường liên quan đến nước thải, hóa chất trong nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản

+ Xử lí nước thải ; chất thải công nghiệp

+ Quản lí rừng và tài nguyên khoáng sản

+ Tăng cường trồng rừng để gia tăng độ che phủ rừng

+ Tuyên truyền bảo vệ môi trường và sẵn sàng thích ứng với thiên tai

3. Vai trò của cá nhân và cộng đồng trong bảo vệ môi trường

* Vai trò của cá nhân và cộng đồng trong bảo vệ môi trường

- Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, các loại hoá chất, chất thải gây ô nhiễm môi trường trong sinh hoạt hằng ngày như rác thải nhựa, hoá chất tẩy rửa,...

→ Nên sử dụng các loại dụng cụ, chất liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên, sản phầm tái chế để bảo vệ sức khoẻ và bảo vệ môi trường.

-  Sử dụng tiết kiệm điện, hạn chế các phương tiện giao thông cá nhân, tăng cường sử dụng năng lượng mặt trời và những nguồn năng lượng sạch,...

- Nên trồng nhiều cây xanh, hạn chế chặt phá rừng, giúp môi trường không khí trong lành.

- Cần tiến hành thường xuyên, liên tục Hành động bảo vệ môi trường;  tuyên truyền, vận động gia đình, cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức đã học.
  3. b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức của bài học và kiến thức hiểu biết SGK, trả lời các câu hỏi GV đưa ra
  4. c) Sản phẩm học tập: HS đưa ra được câu trả lời đúng cho các vấn đề về bảo vệ môi trường
  5. d) Tổ chức thực hiện:

 


=> Xem toàn bộ Giáo án chuyên đề Vật lí 10 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án chuyên đề Vật lí 10 kết nối Bài 7: Sự cần thiết phải bảo vệ, GA word chuyên đề Vật lí 10 kntt Bài 7: Sự cần thiết phải bảo vệ, giáo án chuyên đề Vật lí 10 kết nối tri thức Bài 7: Sự cần thiết phải bảo vệ

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC