Soạn giáo án chuyên đề Sinh học 11 kết nối tri thức chuyên đề 1 Bài 2: Mô hình thủy canh theo hướng phát triển nông nghiệp sạch (P1)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án chuyên đề Sinh học 11 chuyên đề 1 Bài 2: Mô hình thủy canh theo hướng phát triển nông nghiệp sạch (P1) sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 2. MÔ HÌNH THUỶ CANH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP SẠCH
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được khái niệm thuỷ canh, nguyên lí, ưu, nhược điểm của biện pháp thuỷ canh.
- Nêu được cấu trúc chung của hệ thống thuỷ canh.
- Trình bày được mô hình thuỷ canh theo hướng phát triển nông nghiệp sạch.
- Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Thông qua các hoạt động tự đọc sách, tóm tắt được nội dung về mô hình thuỷ canh, tự trả lời các câu hỏi ở mục Dừng lại và suy ngẫm; chủ động thu thập thông tin về mô hình thuỷ canh qua tài liệu, internet, các mô hình sản xuất thực tiễn.
- Năng lực hợp tác và giao tiếp: Thông qua trao đổi ý kiến, phân công công việc trong thảo luận nhóm về các nội dung trong bài mô hình thuỷ canh theo hướng phát triển nông nghiệp sạch.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Thông qua trình bày kết quả thảo luận trong nhóm và trước lớp về các nội dung mô hình thuỷ canh theo hướng phát triển nông nghiệp sạch.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: vận dụng những kiến thức về mô hình thuỷ canh theo hướng phát triển nông nghiệp sạch để đưa ra các giải pháp nhằm thiết kế mô hình thuỷ canh quy mô nhỏ (hộ gia đình) hoặc quy mô lớn hơn (hợp tác xã, địa phương,...).
Năng lực Sinh học
- Nhận thức sinh học: Nêu được khái niệm thuỷ canh, nguyên lí, ưu, nhược điểm của biện pháp thuỷ canh.
- Tìm hiểu thế giới sống: Thảo luận đưa ra phán đoán và phân tích được cấu trúc chung của hệ thống thuỷ canh.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng những kiến thức về mô hình thuỷ canh theo hướng phát triển nông nghiệp sạch, đưa ra các giải pháp nhằm thiết kế, xây dựng mô hình thuỷ canh theo hướng phát triển nông nghiệp sạch.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ: chủ động trong học tập, hứng thú tìm hiểu những nội dung liên quan đến mô hình thuỷ canh theo hướng phát triển nông nghiệp sạch.
- Trung thực và trách nhiệm: thực hiện đúng các nhiệm vụ được phân công (trong thảo luận nhóm, có ý thức báo cáo đúng kết quả đã làm, có thái độ và hành động phù hợp trong tìm hiểu và áp dụng mô hình thuỷ canh theo hướng phát triển nông nghiệp sạch).
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- SCĐ, SGV chuyên đề học tập Sinh học 11 kết nối tri thức.
- Tranh ảnh hoặc tập tin (file) về mô hình thuỷ canh theo hướng phát triển nông nghiệp sạch
- Mẫu vật thật về mô hình thuỷ canh (nếu có)
- Phiếu bài tập.
- Đối với học sinh
- SHS chuyên đề học tập Sinh học 11 kết nối tri thức.
- Vở ghi, dụng cụ học tập.
- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
- Mục tiêu: Đưa ra các vấn đề, nội dung, câu hỏi thực tế gần gũi để khơi gợi hứng thú học tập.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV đặt vấn đề: "Hiện nay có các mô hình nông nghiệp sạch sản xuất rau không dùng đến đất. Theo em đó là mô hình gì? Địa phương em đã tiến hành sản xuất rau sạch bằng mô hình này chưa?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.
Bước 3: Báo cáo thảo luận:
- Các HS xung phong phát biểu trả lời.
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
Đáp án: Mô hình thuỷ canh, khí canh
- GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Để tìm hiểu thủy canh là gì? Thủy canh khác gì với các phương pháp canh tác truyền thống? chúng ta cùng vào bài 2: Mô hình thủy canh theo hướng phát triển nông nghiệp sạch.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về mô hình thủy canh
- Mục tiêu: Nêu được khái quát về mô hình thủy canh.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SCĐ, hoàn thành câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm SCĐ trang 12.
- Sản phẩm: Khái quát về mô hình thủy canh, câu trả lời cho câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm SCĐ trang 12
- Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - HS làm việc độc lập với SCĐ, đọc các thông tin trong mục I, trả lời các câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm Hệ thống thủy canh là gì? Kể tên một số loại cây được trồng bằng phương pháp thủy canh ở địa phương mà em biết? - GV yêu cầu HS trả lời CH mở rộng: Ở vùng hải đảo thường thiếu rau xanh do giao thông với đất liền bị hạn chế trong khi quỹ đất canh tác rất hạn hẹp Theo em mô hình canh tác thuỷ canh có thể giải quyết được tình trạng trên không? Cần chú ý những điều kiện gì khi thực hiện xây dựng mô hình canh tác đó? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS nghiên cứu SCĐ, trả lời câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm SCĐ trang 12. - Thảo luận nhóm đôi trả lời CH mở rộng. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện HS giơ tay phát biểu. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận, thái độ làm việc của các HS. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. |
I. Khái quát về mô hình thủy canh: - Thủy canh là phương pháp trồng cây không cần dùng đất. Cây trồng thủy canh có toàn bộ phần thân và lá ở trong không khí, còn phần rễ cây được phát triển trong dung dịch dinh dưỡng khoáng, được không khí liên tục. - Một số loại cây được trồng bằng phương pháp thủy canh: một số cây thuộc nhóm rau, củ, quả ngắn ngày như xà lách, cải Chíp, cải bó xôi, dưa lưới, dưa leo,... Trả lời CH mở rộng Mô hình thủy canh được quân đội nước ngoài (Mỹ, Nhật, Đức,...) áp dụng ở hải đảo. Do ở đảo có thể có diện tích khá rộng nhưng đất thường hoang hóa, bạc màu, nhiễm mặn → tỉ lệ canh tác nông nghiệp thấp. Mô hình thủy canh là một trong những mô hình có thể áp dụng để nâng cao năng suất, chất lượng rau, củ, quả sạch đáp ứng nhu cầu cho những người sống trên đảo. Khi lên kế hoạch xây dựng mô hình thủy canh cần xác định quy mô phù hợp; căn cứ vào nhu cầu cung cấp, nguồn vốn, diện tích và dân số của Đảo. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu trúc chung của hệ thống thủy canh
- Mục tiêu: Trình bày và phân tích được cấu trúc chung của hệ thống thuỷ canh, mô hình thuỷ canh theo hướng phát triển nông nghiệp sạch.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SCĐ, hoàn thành câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm SCĐ trang 15.
- Sản phẩm: cấu trúc chung của hệ thống thuỷ canh, mô hình thuỷ canh theo hướng phát triển nông nghiệp sạch, câu trả lời cho câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm SCĐ trang 15.
- Tổ chức thực hiện
HĐ CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 4 nhóm, HS thảo luận nhóm, đọc các thông tin trong mục II, trả lời các câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm 1. Hệ thống thủy canh được cấu trúc từ những thành phần cơ bản nào? Phân tích chức năng của từng thành phần. 2. Nếu muốn trồng thủy canh một loại cây nào đó mà chưa biết nhu cầu khoáng của cây thì em cần làm những thí nghiệm gì trước khi trồng thủy canh đại trà? Giải thích? 3. Thủy canh theo hướng sản xuất thực phẩm sạch có ưu điểm gì? Trở ngại nào khiến thủy canh còn chưa phát triển rộng rãi ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS nghiên cứu SCĐ, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm SCĐ trang 15. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu. - Một số nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả, thái độ làm việc của các nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. |
II. Cấu trúc chung của hệ thống thủy canh: Dừng lại và suy ngẫm: 1. Cấu trúc chung của hệ thống thủy canh: + Bể chứa dung dịch dinh dưỡng: chứa dung dịch dinh dưỡng được pha với nguyên tắc và tỉ lệ nhất định phù hợp với từng loại cây trồng. + Máy sục khí: nhằm đảm bảo cung cấp oxygen để rễ cây hô hấp trong hệ thống thủy canh. + Ống dẫn nước lên/ ống thu nước về bể chứa: đưa dung dịch dinh dưỡng từ bể chứa lên máng cây trồng và thu nước về. + Máng trồng cây chứa các rọ giá thể đỡ cây: là nơi đặt cây để hấp thụ dinh dưỡng. + Máy bơm nước: được đặt trong bể chứa dung dịch dinh dưỡng để bơm dung dịch này lên máng cây trồng. 2. Nếu muốn trồng thủy canh một loại cây nào đó mà chưa biết nhu cầu khoáng của cây thì cần: + Dựa vào khuyến cáo của nhà sản xuất về tỉ lệ nhu cầu khoáng của từng loại cây, có thể lên mạng tìm hiểu nhu cầu khoáng của cây mình sắp trồng theo mô hình thủy phân + Thực hiện các lô thí nghiệm kiểm chứng các thành phần khoáng, tìm hiểu xem đã phù hợp với thực tế cây trồng chưa (năng suất, đặc điểm sinh học, tình trạng sâu bệnh,...), tìm ra công thức phù hợp nhất sau khi tiến hành thí nghiệm. + Thực hiện sản xuất đại trà theo công thức thí nghiệm tốt nhất. 3. Thủy canh theo hướng sản xuất thực phẩm sạch có: - Ưu điểm: + Tiết kiệm không gian + Ít tốn công sức + Tiết kiệm nước + Năng suất cao + Kiểm soát được các yếu tố có hại tác động tới cây + Ít cỏ dại và sâu bệnh, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật + Đảm bảo chất lượng rau trồng - Nhược điểm: + Phạm vi áp dụng hẹp + Chi phí đầu tư cao + Đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao + Bệnh phát sinh có khả năng lây lan nhanh chóng. |
----------------------------Còn tiếp-----------------------------
=> Xem toàn bộ Giáo án chuyên đề Sinh học 11 kết nối tri thức
Soạn giáo án chuyên đề Sinh học 11 kết nối chuyên đề 1 Bài 2: Mô hình thủy, GA word chuyên đề Sinh học 11 kntt chuyên đề 1 Bài 2: Mô hình thủy, giáo án chuyên đề Sinh học 11 kết nối tri thức chuyên đề 1 Bài 2: Mô hình thủy
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Toán 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử toán 11 kết nối tri thức
Giáo án Vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án Địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
GIÁO ÁN LỚP 11 CÁC MÔN CÒN LẠI
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 11 kết nối tri thức
GIÁO ÁN LỚP 11 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 11 cánh diềuGiáo án tất cả các môn lớp 11 chân trời sáng tạo