Soạn giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 CTST chuyên đề 3 Bài 7. Hợp đồng lao động, tiền lương và thưởng, bảo hiểm xã hội, tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 chuyên đề 3 Bài 7. Hợp đồng lao động, tiền lương và thưởng, bảo hiểm xã hội, tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 7. HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG VÀ THƯỞNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI, TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

(7 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được quy định của pháp luật lao động về: hợp đồng lao động, tiền lương và tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động
  • Phân tích, đánh giá được hậu quả của các hành vi vi phạm pháp luật lao động trong các tình huống đơn giản thường gặp
  • Nêu được ý kiến thuyết phục trong thảo luận, tranh luận về một số vấn đề đang đặt ra trong đời sống liên quan đến pháp luật lao động
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống liên quan đến pháp luật lao động trong học tập, trong cuộc sống; tìm hiểu, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống

Năng lực đặc thù:

  • Nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được các quy định cơ bản của pháp luật về hợp đồng lao động, tiền lương và tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động; Nhận biết được hậu quả của các hành vi vi phạm quy định pháp luật về hợp đồng lao động, tiền lương và tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động
  • Điều chỉnh hành vi: Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, tiền lương và tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động; Đưa ra ý kiến tranh luận, thuyết phục đối với các vấn đề liên quan đến pháp luật lao động trong cuộc sống
  • Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Đánh giá được các hành vi vi phạm quy định pháp luật về hợp đồng lao động, tiền lương và tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động
  1. Phẩm chất:
  • Trách nhiệm: Tự giác, tích cực thực hiện các quy định của pháp luật.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Tài liệu: Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 11, SGV, Bộ luật Lao động năm 2019
  • Thiết bị dạy học: máy tính, máy chiếu, giấy A0.
  1. Đối với học sinh
  • Tài liệu: Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 11.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, kích thích sự tò mò và nhu cầu tìm hiểu kiến thức của HS dựa trên trải nghiệm cá nhân
  3. Nội dung: HS đọc yêu cầu trong CĐHT trang 58 và thực hiện theo hướng dẫn của GV.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số vấn đề trong đời sống xã hội mà HS cho rằng được pháp luật lao động điều chỉnh và sự hiểu biết của HS về những vấn đề đó
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát thông tin trong CĐHT trang 58 và thực hiện nhiệm vụ:

 Em hãy kể tên một số vấn đề được pháp luật lao động điều chỉnh và chia sẻ hiểu biết của em về những vấn đề đó

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ thực hiện nhiệm vụ cá nhân trong 3 phút

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 bạn để trình bày về một số vấn đề được pháp luật lao động điều chỉnh; các HS khác lắng nghe, sau đó nhận xét câu trả lời của bạn mình

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét các ý kiến và chốt ý.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Lao động là hoạt động tạo ra của cải, vật chất cho xã hội. Pháp luật lao động điều chỉnh mối quan hệ giữa người lao động, người sử dụng lao động và các quan hệ có liên quan đến quan hệ lao động, trong đó có những vấn đề về hợp đồng lao động, tiền lương và thưởng, bảo hiểm xã hội, tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động. Các nội dung này sẽ được chúng ta tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 7. Hợp đồng lao động, tiền lương và thưởng, bảo hiểm xã hội, tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động

  1. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Tìm hiểu quy định của pháp luật lao động về hợp đồng lao động

Nhiệm vụ 1: Em hãy đọc các thông tin, quan sát mẫu hợp đồng lao động và trả lời câu hỏi

  1. Mục tiêu: HS nêu được định nghĩa, các hình thức và những nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động
  2. Nội dung: HS đọc các thông tin, trường hợp trong CĐHT trang 58 – 60 và trả lời các câu hỏi
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về định nghĩa của hợp đồng lao động, các hình thức và nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, đọc các thông tin, quan sát mẫu hợp đồng trong CĐHT trang 58 – 60 để trả lời các câu hỏi:

+ Hợp đồng lao động là gì? Hợp đồng lao động có những hình thức nào?

+ Hợp đồng lao động bao gồm những nội dung chủ yếu nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm đọc các thông tin, quan sát mẫu hợp đồng rồi trả lời từng câu hỏi

- GV quan sát HS làm việc và hỗ trợ khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi. Các nhóm khác chú ý lắng nghe để nhận xét, bổ sung ý kiến

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của các nhóm HS

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

1. Quy định của pháp luật về hợp đồng lao động

- Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động

- Hình thức hợp đồng lao động có thể bằng văn bản hoặc lời nói

- Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động: Công việc và địa điểm làm việc; Thời hạn của hợp đồng lao động; Tiền lương; Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Bảo hiểm xã hội,…

Nhiệm vụ 2: Quan sát sơ đồ, đọc các thông tin, trường hợp và thực hiện yêu cầu

  1. Mục tiêu: HS nêu được các chủ thể có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động, nguyên tắc giao kết và các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động; trình bày được ý kiến đánh giá đối với hành vi liên quan đến lĩnh vực lao động trong một số tình huống đơn giản, cụ thể (phù hợp/không phù hợp)
  2. Nội dung: HS đọc các thông tin, trường hợp trong CĐHT trang 61 – 62 và thực hiện yêu cầu trang 63
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS các chủ thể có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động và nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động; các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động; ý kiến đánh giá về hành vi trong các trường hợp đơn giản, cụ thể có liên quan đến pháp luật lao động (phù hợp/không phù hợp)
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ, đọc các thông tin, trường hợp trong CĐHT trang 61 – 62 để thực hiện các yêu cầu:

+ Chỉ ra các chủ thể có quyền giao kết hợp đồng lao động

+ Cho biết việc giao kết hợp đồng lao động được tiến hành dựa trên những nguyên tắc nào

+ Cho biết hành vi của các nhân vật trong những trường hợp trên có phù hợp với quy định của pháp luật lao động không

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, quan sát sơ đồ, đọc các thông tin, trường hợp

- GV quan sát HS làm việc và hỗ trợ khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 3 – 4 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác chú ý lắng nghe để nhận xét, bổ sung ý kiến

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

- Chủ thể giao kết hợp đồng lao động là người lao động và người sử dụng lao động

- Nguyên tắc giao kết hợp đồng là tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực; tự do giao kết nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội

- Hành vi của các nhân vật trong các trường hợp là phù hợp với quy định của pháp luật lao động (dựa trên nguyên tắc và chủ thể giao kết để giải thích vấn đề này)

+ Trường hợp 1: Anh A (người lao động) và Công ty B (người sử dụng lao động) đều là chủ thể thỏa mãn điều kiện về thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động; việc giao kết của họ đảm bảo các nguyên tắc về giao kết hợp đồng lao động

+ Trường hợp 2: Chị C (người lao động) và Công ty M (người sử dụng lao động) đều là chủ thể thỏa mãn điều kiện về chấm dứt hợp đồng lao động của họ thực hiện đúng quy định của pháp luật lao động


=> Xem toàn bộ Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 chân trời chuyên đề 3 Bài 7. Hợp đồng lao, GA word chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 ctst chuyên đề 3 Bài 7. Hợp đồng lao, giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo chuyên đề 3 Bài 7. Hợp đồng lao

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Toán 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử toán 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Hóa học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Hóa học 11 chân trời sáng tạo

Giáo án Vật lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử vật lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Sinh học 11 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Lịch sử 11 chân trời sáng tạo

Giáo án Địa lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử địa lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN LỚP 11 CÁC MÔN CÒN LẠI