Soạn giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 CTST chuyên đề 1 Bài 3: Khái quát về pháp luật dân sự (P1)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 chuyên đề 1 Bài 3: Khái quát về pháp luật dân sự (P1) sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHUYÊN ĐỀ 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT DÂN SỰ

BÀI 3. KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT DÂN SỰ

(3 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.
  • Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật dân sự trong các tình huống cụ thể đơn giản thường gặp.
  • Tích cực, chủ động vận động người khác điều chỉnh hành vi pháp luật về dân sự; phê phán các hành vi vi phạm pháp luật dân sự.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện, nêu và phân tích được các tình huống trong học tập, trong cuộc sống.

Năng lực đặc thù:

  • Nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được khái niệm, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự; nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật dân sự trong các tình huống cụ thể đơn giản thường gặp.
  • Điều chỉnh hành vi: Chủ động điều chỉnh hành vi pháp luật về dân sự và vận động người khác điều chỉnh hành vi pháp luật về dân sự.
  • Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Phân tích, đánh giá được hành vi vi phạm pháp luật dân sự trong các tình huống cụ thể, đơn giản.
  1. Phẩm chất:
  • Trách nhiệm, tích cực, chủ động vận động người khác điều chỉnh hành vi pháp luật về dân sự; phê phán các hành vi vi phạm luật dân sự.
  • Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào thực tiễn.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Tài liệu: Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 11, SGV, Bộ luật Dân sự năm 2015.
  • Thiết bị dạy học: máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • Tài liệu: Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 11.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.
  3. Nội dung: HS chia sẻ kiến thức đối với yêu cầu GV đưa ra.
  4. Sản phẩm học tập: HS chia sẻ những hiểu biết về pháp luật dân sự.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi và thực hiện yêu cầu: Chia sẻ với các bạn những hiểu biết của em về pháp luật dân sự.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trao đổi với bạn bên cạnh trong 2 - 3 phút.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện 2 - 3 bạn để trình bày ý kiến của mình.

- Các bạn khác nhận xét, bổ sung ý kiến.

- Gợi ý:

+ Luật Dân sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm những quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

+ Luật Dân sự không chỉ có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể mà còn góp phần đảm bảo trật tự, ổn định của các quan hệ xã hội.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét các ý kiến và chốt ý.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu rõ hơn khái niệm, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự - Bài 3. Khái quát về pháp luật dân sự.

  1. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

1.1. Hoạt động tìm hiểu khái niệm pháp luật dân sự

  1. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm của pháp luật dân sự, xác định được các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự.
  2. Nội dung: HS đọc các thông tin, trường hợp trong mục a CĐHT trang 23, 24.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm pháp luật dân sự, các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đọc các thông tin, trường hợp trong mục a CĐHT trang 23, 24 và trả lời các câu hỏi:

+ Pháp luật dân sự điều chỉnh các quan hệ xã hội nào?

+ Quan hệ xã hội nào giữa các chủ thể trong những trường hợp trên thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự?

- GV cho HS đọc ý 1 trong hộp Ghi nhớ CĐHT trang 29 để khắc sâu kiến thức.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các thông tin, trường hợp trong sách.

- GV tổ chức cho các nhóm HS trả lời từng câu hỏi, thực hiện từng yêu cầu.

- GV quan sát HS làm việc và hỗ trợ khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện các nhóm trả lời và các bạn trong lớp nhận xét ý kiến trả lời của bạn mình.

- GV có thể dựa vào kết quả quan sát các nhóm thực hiện nhiệm vụ để mời theo tinh thần xung phong hoặc chỉ định các nhóm trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

1. Khái niệm, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

a. Khái niệm pháp luật dân sự

- Pháp luật dân sự điều chỉnh các quan hệ xã hội về:

+ Quan hệ nhân thân;

+ Quan hệ tài sản.

- Quan hệ xã hội ở trường hợp 1 là quan hệ giữa các chủ thể thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự vì quan hệ giữa chị A và anh B là quan hệ liên quan đến tài sản.

- Quan hệ xã hội ở trường hợp 2 là không phải là quan hệ giữa các chủ thể thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự vì quan hệ giữa Công ty M và Công ty N là quan hệ liên quan đến hàng hóa, phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh nên không thuộc sự điều chỉnh của pháp luật dân sự.

- Kết luận: Pháp luật dân sự bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm.

+ Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác (trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác).

+ Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền.

1.2. Hoạt động tìm hiểu các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

  1. Mục tiêu: Xác định được các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, xác định được các hành vi pháp luật dân sự có phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự hay không.
  2. Nội dung: HS đọc các thông tin, trường hợp trong mục b CĐHT trang 24, 25.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS tiếp tục làm việc nhóm đôi, đọc các thông tin, trường hợp trong mục b CĐHT trang 24, 25 và thực hiện yêu cầu:

+ Em hãy xác định các nguyên tắc của pháp luật dân sự.

+ Cho biết hành vi của các nhân vật trong những trường hợp trên phù hợp với nguyên tắc nào của pháp luật dân sự.

- GV chốt lại kiến thức như ý 2 trong hộp Ghi nhớ CĐHT trang 29.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các thông tin, trường hợp trong sách.

- GV tổ chức cho các nhóm HS trả lời từng câu hỏi, thực hiện từng yêu cầu.

- GV quan sát HS làm việc và hỗ trợ khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện các nhóm trả lời và các bạn trong lớp nhận xét ý kiến trả lời của bạn mình.

- GV có thể dựa vào kết quả quan sát các nhóm thực hiện nhiệm vụ để mời theo tinh thần xung phong hoặc chỉ định các nhóm trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

b. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

- Các nguyên tắc của pháp luật dân sự:

+ Bình đẳng;

+ Tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận;

+ Thiện chí, trung thực;

+ Tôn trọng lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác;

+ Tự chịu trách nhiệm dân sự.

- Hành vi của các nhân vật trong những trường hợp phù hợp với nguyên tắc của pháp luật dân sự:

+ Trường hợp 1:

·      Hành vi của anh A không phù hợp với nguyên tắc "thực hiện nghĩa vụ dân sự một cách thiện chí" vì không thanh toán tiền nhà đúng hạn như thỏa thuận đã cam kết.

·      Hành vi của chị B phù hợp với nguyên tắc "cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự".

Trong trường hợp này, anh A vi phạm nghĩa vụ nên chị B có quyền yêu cầu anh A chịu trách nhiệm về việc vi phạm nghĩa vụ của mình.

+ Trường hợp 2: Việc làm của ông A và Công ty Y thể hiện sự phù hợp với nguyên tắc "tôn trọng lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác" khi tham gia vào các giao dịch dân sự, cụ thể là đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhà liền kề là nhà bà C không bị thiệt hại do hành vi xây dựng nhà ở gây lên.

+ Trường hợp 3: Hành vi của ông B thể hiện nguyên tắc "thiện chí trong quá trình xác lập các giao dịch dân sự".

- Kết luận: Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự bao gồm: bình đẳng; tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận; thiện chí, trung thực; tôn trọng lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; tự chịu trách nhiệm dân sự.

Hoạt động 2: Tìm hiểu hành vi vi phạm pháp luật dân sự và hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật dân sự

2.1. Hoạt động tìm hiểu hành vi vi phạm pháp luật dân sự

  1. Mục tiêu: HS nhận biết được hành vi vi phạm luật dân sự.
  2. Nội dung: HS đọc các thông tin, trường hợp trong mục a CĐHT trang 26, 27.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về hành vi vi phạm luật dân sự.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc các thông tin, trường hợp trong mục a CĐHT trang 26, 27 để thực hiện các yêu cầu:

+ Cho biết hành vi nào của các nhân vật trong những trường hợp trên là vi phạm pháp luật dân sự.

+ Nêu một số hành vi pháp luật dân sự khác mà em biết.

- Từ đó, GV yêu cầu HS nêu định nghĩa hành vi vi phạm pháp luật dân sự.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện từng yêu cầu theo hướng dẫn của GV.

- Trong quá trình HS đọc các thông tin, trường hợp, GV quan sát HS làm việc và hỗ trợ khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 - 3 HS trả lời câu hỏi.

- HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV có thể dựa vào kết quả quan sát các nhóm thực hiện nhiệm vụ để mời theo tinh thần xung phong hoặc chỉ định các nhóm trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV kết luận, đánh giá câu trả lời của HS.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Hành vi vi phạm pháp luật dân sự và hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật dân sự

a. Hành vi vi phạm pháp luật dân sự

- Hành vi của các nhân vật trong những trường hợp là vi phạm pháp luật dân sự:

+ Trường hợp 1: Hành vi của chị D sử dụng hình ảnh của bạn A mà chưa được sự đồng ý là vi phạm pháp luật dân sự về quyền hình ảnh của cá nhân.

+ Trường hợp 2: Hành vi của anh A không trả tiền vay cho chị B là hành vi vi phạm pháp luật dân sự về nghĩa vụ trả nợ của bên vay.

- Một số hành vi vi phạm pháp luật dân sự khác:

+ Thực hiện không đúng quy định trong hợp đồng thuê nhà;

+ Vi phạm nghĩa vụ giao tài sản trong hợp đồng mua bán;

+ Hành vi mượn tài sản nhưng không trả lại;

+ Hành vi vi phạm các nguyên tắc của pháp luật dân sự; ...

- Kết luận: Hành vi vi phạm dân sự là các hành vi xâm phạm đến các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trong lĩnh vực dân sự như vi phạm nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, vi phạm pháp luật dân sự ngoài hợp đồng ...

2.2. Hoạt động tìm hiểu hành vi vi phạm pháp luật dân sự

  1. Mục tiêu: Xác định được hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật dân sự
  2. Nội dung: HS đọc các thông tin, trường hợp trong mục b CĐHT trang 28.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về hành vi vi phạm luật dân sự và hậu quả của hành vi vi phạm luật dân sự.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, đọc các thông tin, trường hợp trong mục b CĐHT trang 28 để trả lời câu hỏi:

+ Hành vi vi phạm pháp luật dân sự phải chịu hậu quả gì?

+ Theo em, hành vi của ông K trong trường hợp trên đã gây ra những hậu quả gì?

- GV chốt kiến thức như ý 4 trong hộp Ghi nhớ CĐHT trang 29.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm HS thảo luận, suy nghĩ để trả lời từng câu hỏi.

- Trong quá trình HS đọc các thông tin, trường hợp, GV quan sát HS làm việc và hỗ trợ khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện các nhóm trả lời.

- HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV có thể dựa vào kết quả quan sát các nhóm thực hiện nhiệm vụ để mời theo tinh thần xung phong hoặc chỉ định các nhóm trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV kết luận, đánh giá câu trả lời của HS.

- GV chuyển sang nội dung luyện tập.

b. Hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật dân sự

- Hành vi vi phạm pháp luật dân sự phải chịu những hậu quả sau:

+ Bồi thường thiệt hại;

+ Khôi phục lại tình trạng ban đầu;

+ Buộc hoàn trả, buộc sửa chữa;

+ Buộc chấm dứt hành vi xâm hại, buộc xin lỗi, cải chính công khai...

- Hành vi của ông K trong trường hợp đã gây ra những hậu quả:

+ Hậu quả đối với ông A: gây thương tích (bị gãy chân);

+ Hậu quả pháp lí đối với chính bản thân ông K: phải bồi thường chi phí chữa bệnh cho ông A, chi phí khi con gái ông A phải nghỉ việc để chăm sóc cho ông A.

- Kết luận: Trong hoạt động dân sự, hành vi vi phạm pháp luật dân sự có thể dẫn tới các hậu quả pháp lí bất lợi như: bồi thường thiệt hại, khôi phục lại tình trạng ban đầu, buộc hoàn trả, buộc sửa chữa hoặc các hậu quả khác: buộc chấm dứt hành vi xâm hại, buộc xin lỗi, cải chính công khai...

 

----------------------------------Còn tiếp-------------------------------


=> Xem toàn bộ Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 chân trời chuyên đề 1 Bài 3: Khái quát về, GA word chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 ctst chuyên đề 1 Bài 3: Khái quát về, giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo chuyên đề 1 Bài 3: Khái quát về

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Toán 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử toán 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Hóa học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Hóa học 11 chân trời sáng tạo

Giáo án Vật lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử vật lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Sinh học 11 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Lịch sử 11 chân trời sáng tạo

Giáo án Địa lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử địa lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN LỚP 11 CÁC MÔN CÒN LẠI