Soạn giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 CTST chuyên đề 1 bài 1: Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường tự nhiên (P2)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 chuyên đề 1 bài 1: Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường tự nhiên (P2) sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

c những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên, xác định được nguyên nhân phát sinh những tác động đó; sự cần thiết phải giải quyết vấn đề tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên; một số biện pháp và chính sách đang áp dụng trong thực tế nhằm khắc phục hoặc hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên.
  • Nội dung: HS bày tỏ ý kiến đồng tình hay không đồng tình với các nhận định trong CĐHT trang 15 và giải thích.
  • Sản phẩm: Ý kiến đồng tình hay không đồng tình của HS với các nhận định trong CĐHT trang 15 và phần giải thích.
  • Tổ chức thực hiện
  • Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

    GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc các nhận định trong CĐHT để bày tỏ ý kiến đồng tình hay không đồng tình, sau đó giải thích.

    1. Sự phát triển kinh tế đi đôi với giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở khu vực đông dân cư.
    2. “Tiêu dùng xanh” là quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, không chứa hóa chất độc hại.
    3. Áp dụng thuế suất cao đổi với sản phẩm mà trong sản xuất có tác động xấu đến môi trường là biện pháp tối ưu nhất.
    4. Sự phát triển kinh tế vừa tác động tích cực vừa tác động tiêu cực đến các hệ sinh thái, động, thực vật trong môi trường tự nhiên.
    5. Phát triển bền vững là quá trình đạt được tăng trưởng kinh tế ổn định, đều đặn và không làm ảnh hưởng đến xã hội, môi trường.
    6. Bảo vệ môi trường và đảm bảo cân bằng hệ sinh thái không chỉ là trách nhiệm của người dân mà còn của các doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế.

    Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

    - HS đọc các nhận định trong 5 phút, sau đó đưa ra ý kiến và giải thích.

    - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

    Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

    - GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày kết quả:

    1. Đồng tình vì sự phát triển kinh tế luôn đi đôi với vấn đề bảo vệ môi trường, nhất là ở khu vực thành thị, nơi đông dân cư.
    2. Không đồng tình vì “tiêu dùng xanh” được hiểu là việc mua, sử dụng và tuyên truyền về các sản phẩm thân thiện với môi trường mà không gây nguy cơ cho sức khỏe con người, không đe dọa đến chức năng hay sự đa dạng của hệ sinh thái tự nhiên. Còn quy trình sản xuất thân thiện với môi trường là sản xuất xanh.
    3. Không đồng tình vì đó là một trong những biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên; trong hoạt động sản xuất, vẫn phải thực hiện sản xuất các sản phẩm đó vì đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
    4. Đồng tình vì nếu sự phát triển kinh tế giúp bảo vệ môi trường, thực hiện tốt các biện pháp, chính sách hạn chế, khắc phục tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên thì đó là điều tích cực. Ngược lại, nếu phát triển kinh tế nhưng không có các biện pháp bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên, gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái thì đó là điều tiêu cực.
    5. Đồng tình vì phát triển bền vững là quá trình mà các quốc gia đạt được tăng trưởng kinh tế ổn định và đều đặn, thông qua việc nâng cao chất lượng khoa học và công nghệ trong sản xuất nhưng không làm hại đến xã hội và môi trường.
    6. Đồng tình vì đây là một biện pháp tích cực góp phần hạn chế, khắc phục tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên và huy động mọi lực lượng xã hội tham gia vào quá trình này.

    - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

    Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

    - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

    - GV chuyển sang nội dung mới.

    Nhiệm vụ 2: Đọc các trường hợp và xác định nguyên nhân phát sinh tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên

    1. Mục tiêu: HS xác định được nguyên nhân phát sinh những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên.
    2. Nội dung: HS đọc các trường hợp trong CĐHT trang 15 – 16 và thực hiện yêu cầu.
    3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nguyên nhân phát sinh những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên.
    4. Tổ chức thực hiện

    Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

    GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đọc các trường hợp trong CĐHT để thực hiện yêu cầu xác định nguyên nhân phát sinh tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên:

    1. Số lượng cá thể tê tê Java có xu hướng giảm mạnh trong thời gian gần đây và được đưa vào Sách đỏ Việt Nam.
    2. Mực nước biển của nhiều tỉnh ven biển nước ta có dấu hiệu dâng cao, thu hẹp diện tích đất sinh sống của người dân trong khu vực và phát sinh nhiều cơn bão, lũ hơn trước.
    3. Khu vực đồi núi gần các mỏ khoáng sản thường xuất hiện hiện tượng sạt lở và lũ quét, ảnh hưởng đến đời sống người dân và quá trình khai thác của nhiều nhà máy.
    4. Sự xuất hiện của các cao ốc, tòa nhà, cơ sở hạ tầng giao thông và mật độ lưu thông xe máy đã khiến tình trạng ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn khá phổ biến hiện nay ở các đô thị.
    5. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã chặt phá rừng và khai thác các bãi biển hoang sơ để xây dựng nên những khu nghỉ dưỡng cao cấp, kéo theo đó là sự suy giảm đa dạng sinh học nghiêm trọng.

    Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

    - HS thảo luận nhóm đôi, nhận xét hành vi của các chủ thể kinh tế.

    - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

    Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

    - GV mời đại diện 1 - 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận:

    1. Sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng, sử dụng nguồn nguyên liệu từ tự nhiên dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học.
    2. Biến đổi khí hậu.
    3. Suy kiệt tài nguyên thiên nhiên do khai thác quá mức phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa.
    4. Áp lực gia tăng dân số và tốc độ đô thị hóa dẫn đến ô nhiễm môi trường ở các đô thị.
    5. Cuộc chạy đua kinh tế, phát triển dịch vụ kéo theo các vấn đề liên quan đến ô nhiễm, suy kiệt môi trường, tài nguyên thiên nhiên; giảm đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu.

    - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

    Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

    - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

    - GV chuyển sang nội dung mới.

    ---------------------------------Còn tiếp---------------------------------


    => Xem toàn bộ Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo

    Từ khóa tìm kiếm:

    Soạn giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 chân trời chuyên đề 1 bài 1: Phát triển kinh, GA word chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 ctst chuyên đề 1 bài 1: Phát triển kinh, giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo chuyên đề 1 bài 1: Phát triển kinh

    Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

    Xem thêm giáo án khác

    GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

    Giáo án Toán 11 chân trời sáng tạo
    Giáo án điện tử toán 11 chân trời sáng tạo
    Giáo án Hóa học 11 chân trời sáng tạo
    Giáo án điện tử Hóa học 11 chân trời sáng tạo

    Giáo án Vật lí 11 chân trời sáng tạo
    Giáo án điện tử vật lí 11 chân trời sáng tạo
    Giáo án Sinh học 11 chân trời sáng tạo
    Giáo án điện tử Sinh học 11 chân trời sáng tạo

    GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

    Giáo án Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
    Giáo án điện tử ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
    Giáo án Lịch sử 11 chân trời sáng tạo
    Giáo án điện tử Lịch sử 11 chân trời sáng tạo

    Giáo án Địa lí 11 chân trời sáng tạo
    Giáo án điện tử địa lí 11 chân trời sáng tạo
    Giáo án Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
    Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo

    GIÁO ÁN LỚP 11 CÁC MÔN CÒN LẠI