Soạn giáo án buổi 2 Toán 8 cánh diều bài 5: Xác suất thực nghiệm của một biến cố trong một số trò chơi đơn giản.
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Toán 8 bài 5: Xác suất thực nghiệm của một biến cố trong một số trò chơi đơn giản. sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 5. XÁC SUẤT THỰC NGHIỆM CỦA MỘT BIẾN CỐ TRONG MỘT SỐ TRÒ CHƠI ĐƠN GIẢN.
- MỤC TIÊU
- Kiến thức, kĩ năng:
Sau bài này học sinh sẽ:
- Ôn lại và củng cố kiến thức về xác suất thực nghiệm của biến cố trong một số trò chơi đơn giản.:
- Hiểu được thế nào là xác suất thực nghiệm
- Cách tính xác suất thực nghiệm của các biến cố.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực riêng:
- Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng đã cho và các phương pháp đã học, từ đó có thể áp dụng kiến thức đã học để nhận biết và tính toán các bài toán về xác suất thực nghiệm của biến cố trong một số trò chơi đơn giản.
- Mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
- Sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
- Phẩm chất:
- Có ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
- Tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Học sinh: Vở, nháp, bút, thước kẻ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh, tạo vấn đề vào chủ đề.
- b) Nội dung hoạt động: HS chú ý lắng nghe và thực hiện yêu cầu theo nhóm.
- c) Sản phẩm học tập: Kết quả câu trả lời của HS.
- d) Tổ chức hoạt động:
- GV chia lớp thành hai nhóm và đưa ra câu hỏi với HS về xác suất của biến cố:
Ta quy ước: mặt xuất hiện số 5000 là mặt sấp hay mặt S, mặt xuất hiện Quốc huy là mặt ngửa hay mặt N. Tung đồng xu 15 lần.
+ Có bao nhiêu kết quả có thể xảy ra khi tung đồng xu này 15 lần?
+ Làm sao để tính được xác suất các kết quả đó xảy ra?
- Sau khi thảo luận và trình bày xong, GV nhận xét, dẫn dắt HS vào nội dung ôn tập bài “xác suất thực nghiệm của một biến cố trong một số trò chơi đơn giản”.
- HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
- a. Mục tiêu: HS nhắc lại và hiểu được phần lý thuyết của bài. Từ đó có thể áp dụng giải toán một cách dễ dàng.
- b. Nội dung hoạt động: GV hướng dẫn HS nhắc lại phần kiến thức lí thuyết “xác suất thực nghiệm của một biến cố trong một số trò chơi đơn giản”.
- c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các bài tập tính xác suất thực nghiệm của một biến cố trong một số trò chơi đơn giản và chuẩn kiến thức của GV.
- d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi và cùng HS nhắc lại kiến thức phần lí thuyết cần ghi nhớ trong bài “xác suất thực nghiệm của một biến cố trong một số trò chơi đơn giản” trước khi thực hiện các phiếu bài tập. Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, ghi nhớ lại kiến thức, trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận Đại diện một số HS đứng tại chỗ trình bày kết quả. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. |
1. Xác suất thực nghiệm của một biến cố trong trò chơi tung đồng xu. - Xác suất thực nghiệm của biến cố: “Mặt xuất hiện của đồng xu là mặt N” khi tung đồng xu nhiều lần bằng. - Xác suất thực nghiệm của biến cố: “Mặt xuất hiện của đồng xu là mặt S” khi tung đồng xu nhiều lần bằng. 2. Mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm của một biến có với xác suất của biến cố đó khi số lần thực nghiệm rất lớn. Trong trò chơi tung đồng xu, khi số lần tung ngày càng lớn thì xác suất thực nghiệm của biến cố “ Mặt xuất hiện của đồng xu là mặt N” (hoặc biến cố “Mặt xuất hiện của đồng xu là mặt S”) ngày càng gần với xác suất của biến cố đó. Ví dụ: - Bá tước George- Luois Leelere de Buffon đã cho thí nghiệm việc tung đồng xu nhiều lần. Tung đồng xu 4040 lần, số lần mặt N xuất hiện là 2048. Tung đồng xu tới 24000 lần. số lần mặt N xuất hiện là 12012. Sau này, người ta chứng minh được rằng khi số lần tung ngày càng lớn thì xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt xuất hiện của đồng xu là mặt N” ngày càng gần với 0,5 3. Xác suất thực nghiệm của biến cố trong trò chơi gieo xúc xắc. Xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc là mặt k chấm” (k N, 1 khi gieo xúc xắc nhiều lần bằng Ví dụ: Gieo xúc xắc 30 lần liên tiếp, có 5 lần xuất hiện mặt 6 chấm. Tính xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc là mặt 6 chấm”. Giải: Xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc là mặt 6 chấm” là: |
Soạn giáo án buổi 2 Toán 8 cánh diều bài 5: Xác suất thực nghiệm của một, GA word buổi 2 Toán 8 cd bài 5: Xác suất thực nghiệm của một, giáo án buổi 2 Toán 8 cánh diều bài 5: Xác suất thực nghiệm của một
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 8 CÁNH DIỀU
Giáo án Toán 8 cánh diều
Giáo án điện tử toán 8 cánh diều
Giáo án KHTN 8 cánh diều
Giáo án điện tử KHTN 8 cánh diều
Giáo án Công nghệ 8 cánh diều
Giáo án điện tử công nghệ 8 cánh diều
Giáo án Tin học 8 cánh diều
Giáo án điện tử Tin học 8 cánh diều
GIÁO ÁN XÃ HỘI 8 CÁNH DIỀU
Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều
Giáo án điện tử ngữ văn 8 cánh diều
Giáo án Lịch sử và địa lí 8 cánh diều
Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 8 cánh diều
Giáo án Công dân 8 cánh diều
Giáo án điện tử công dân 8 cánh diều