Soạn giáo án buổi 2 Toán 8 cánh diều bài 1: Thu thập và phân loại dữ liệu
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Toán 8 bài 1: Thu thập và phân loại dữ liệu sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:.../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 1: THU THẬP VÀ PHÂN LOẠI DỮ LIỆU
- MỤC TIÊU
- Kiến thức, kĩ năng:
- Ôn lại và củng cố kiến thức về thu thập, phân loại dữ liệu
- Nhận biết và thể hiện được thế nào là thu thập, phân loại dữ liệu
- Luyện tập, rèn luyện thu thập, phân loại dữ liệu sử dụng kết hợp linh hoạt các cách thu thập, phân loại dữ liệu.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực riêng:
- Tư duy và lập luận toán học: thu thập và sắp xếp thông tin, đánh giá tính hợp lý của dữ liệu dựa trên các quan hệ toán học.
- Mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
- Sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
- Về phẩm chất:
- Có ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
- Tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Học sinh: Vở, nháp, bút.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh, tạo vấn đề vào chủ đề.
- b) Nội dung hoạt động: HS chú ý lắng nghe và thực hiện yêu cầu.
- c) Sản phẩm học tập: Kết quả câu trả lời của HS.
- d) Tổ chức hoạt động:
- GV đặt câu hỏi:
+ Làm thế nào để thu thập và phân loại dữ liệu
+ Thu thập thông tin về size giày của các bạn trong tổ?
- GV nhận xét, dẫn dắt HS vào nội dung ôn tập bài “Thu thập và phân loại dữ liệu”.
- HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
- a. Mục tiêu: HS nhắc lại và hiểu được phần lý thuyết của bài. Từ đó có thể áp dụng giải toán một cách dễ dàng.
- b. Nội dung hoạt động: HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
- d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
*Chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi và cùng HS nhắc lại kiến thức phần lí thuyết cần ghi nhớ trong bài “Thu thập và phân loại dữ liệu” trước khi thực hiện các phiếu bài tập. * Thực hiện nhiệm vụ: - HS tiếp nhận nhiệm vụ, ghi nhớ lại kiến thức, trả lời câu hỏi. * Báo cáo kết quả: đại diện một số HS đứng tại chỗ trình bày kết quả. * Nhận xét đánh giá: GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
|
1. Thu thập và phân loại dữ liệu Có nhiều cách để thu thập dữ liệu, chẳng hạn như: quan sát, lập phiếu điều tra, tiến hành phỏng vấn, ... hoặc thu thập từ các nguồn có sẵn như sách, báo, trang web, các phương tiện thông tin đại chúng, … 2. Phân loại và tổ chức dữ liệu Các dữ liệu thống kê được phân loại thành: dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng. Ví dụ: Phân loại các dữ liệu sau: Thông tin về size giày các bạn trong tổ đi trong buổi sáng ngày hôm nay. Trả lời: Học sinh tự khảo sát và thu thập thông tin, sau đó tiến hành phân loại. - Dữ liệu định tính. - Dữ liệu định lượng. 3. Tính hợp lí của dữ liệu Một vài tiêu chí để đánh giá: - Đúng định dạng. - Nằm trong phạm vi dự kiến. - Phải có tính đại diện đối với vấn đề cần thống kê. |
- BÀI TẬP LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
- a. Mục tiêu: HS biết cách giải các dạng bài tập thường gặp trong bài “Thu thập và phân loại dữ liệu” thông qua các phiếu bài tập.
- b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận nhóm, thực hiện các hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu bài tập
- c. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện của HS.
- d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: GV phát phiếu bài tập, nêu phương pháp giải, cho học sinh làm bài theo nhóm bằng phương pháp khăn trải bàn.
PHIẾU BÀI TẬP Bài 1. Cho các loại dữ liệu sau đây: - Danh sách một số loại trái cây: cam, xoài, mít, ... - Khối lượng (tính theo g) của một số trái cây: 240; 320; 1200; ... - Độ chín của trái cây: rất chín, vừa chín, hơi chín, còn xanh, ... - Hàm lượng vitamin C (tính theo mg) có trong một số trái cây: 95; 52; 28; ... - Mức độ tươi ngon của trái cây: loại 1, loại 2, loại 3 a) Tìm dữ liệu định tính, dữ liệu định lượng trong các dữ liệu trên. b) Trong số các dữ liệu định tính tìm được, dữ liệu nào có thể so sánh hơn kém? c) Trong số các dữ liệu định lượng tìm được, dữ liệu nào là liên tục? Bài 2. Hãy cho biết mỗi dữ liệu sau đây thuộc loại nào? a) Tên của các hành tinh trong hệ Mặt Trời; b) Đánh giá của học sinh về mức độ phù hợp của đề thi học kì với các lựa chọn từ Rất khó đến Rất dễ; c) Họ và tên của các học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi của trường tham dự kì thi học sinh giỏi cấp thành phố; d) Số năm học ngoại ngữ của các bạn trong lớp. Bài 3. Bảng thống kê sau cho biết dữ liệu về hoạt động trong giờ ra chơi của học sinh lớp 8A1 (mỗi học sinh chỉ thực hiện một hoạt động)
Nhận xét của em về tính hợp lí của các dữ liệu trong bảng thống kê trên Bài 4. Nêu nhận xét về tính hợp lí của các dữ liệu trong bảng thống kê sau:
|
Soạn giáo án buổi 2 Toán 8 cánh diều bài 1: Thu thập và phân loại dữ, GA word buổi 2 Toán 8 cd bài 1: Thu thập và phân loại dữ, giáo án buổi 2 Toán 8 cánh diều bài 1: Thu thập và phân loại dữ
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 8 CÁNH DIỀU
Giáo án Toán 8 cánh diều
Giáo án điện tử toán 8 cánh diều
Giáo án KHTN 8 cánh diều
Giáo án điện tử KHTN 8 cánh diều
Giáo án Công nghệ 8 cánh diều
Giáo án điện tử công nghệ 8 cánh diều
Giáo án Tin học 8 cánh diều
Giáo án điện tử Tin học 8 cánh diều
GIÁO ÁN XÃ HỘI 8 CÁNH DIỀU
Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều
Giáo án điện tử ngữ văn 8 cánh diều
Giáo án Lịch sử và địa lí 8 cánh diều
Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 8 cánh diều
Giáo án Công dân 8 cánh diều
Giáo án điện tử công dân 8 cánh diều