Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 8 cánh diều bài: Văn bản 2 - Trong mắt trẻ
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Ngữ văn 8 bài: Văn bản 2 - Trong mắt trẻ sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…./…./….
Ngày dạy:…/…./…..
ÔN TẬP BÀI 6: TRUYỆN
VĂN BẢN 2: TRONG MẮT TRẺ
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Củng cố kiến thức đã học về văn bản Trong mắt trẻ (đề tài, chủ đề, tóm tắt tác phẩm, những chi tiết đặc sắc, nội dung, nghệ thuật).
- Luyện tập theo văn bản Trong mắt trẻ.
- Năng lực
Năng lực chung
- - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (đề tài, chủ đề, thông điệp, ngôn ngữ, nhân vật….) Mà E-xu-pe-ri muốn đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản Trong mắt trẻ.
- Phẩm chất
- - Trân trọng những hành động và suy nghĩ nhân hậu, trong sáng; biết cảm thông, chia sẻ trước cảnh ngộ của người khác.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- - Giáo án;
- - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
- Đối với học sinh
- - SGK, SBT Ngữ văn 8, bộ Cánh diều
- - Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN HÀNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS nhớ lại và khắc sâu kiến thức đã học.
- Nội dung: GV chiếu một đoạn trích trong video:
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu đoạn video: Hoàng Tử Bé/ Le Petit Prince
Link video: (1) Hoàng Tử Bé / Le Petit Prince - Trailer - YouTube
- GV yêu cầu HS quan sát và hãy cho biết: Các em hãy dự đoán có những sự kiện nào diễn ra trong video vừa rồi. Em hãy đặt tên cho các sự kiện đó?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, suy ngẫm và chọn lọc thông tin.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời bất kì 2-3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu HS khác lắng nghe và chia sẻ cảm nhận của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Hoàng Tử Bé của Ê-XU-PE-RI là cuốn sách của những giấc mơ, nhẹ nhàng và trong trẻo. Nhưng có lẽ mỗi người khi đọc cuốn sách này có những cảm nhận khác nhau ứng với những thời điểm khác nhau trong cuộc đời. Kết hợp với những dự đoán của các em chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu văn bản Trong mắt trẻ trích Hoàng Tử Bé viết về sự kiện gì và những đặc sắc xoay quanh sự kiện đó.
- CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Trong mắt trẻ (đề tài, chủ đề, tóm tắt tác phẩm, những chi tiết đặc sắc, nội dung, nghệ thuật).
- Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Trong mắt trẻ.
- Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Trong mắt trẻ và chuẩn kiển thức GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
SẢN PHẨM CẦN ĐẠT |
Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về tác phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân dựa vào kiến thức đã học về văn bản Trong mắt trẻ, trả lời các câu hỏi: - Nêu một vài nét về tác giả Ê-XU-PE-RI? - Nêu bố cục và nội dung từng phần của văn bản Trong mắt trẻ? (Saint-Exupéry tại Toulouse, Pháp năm 1933) Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số học sinh trình bày các nội dung: + Tác giả Ê-XU-PE-RI + Bố cục của văn bản - GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét đồng đẳng, bổ sung (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV dẫn dắt sang nội dung mới Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 9 nhóm mỗi nhóm năm người thực hiện các nhiệm vụ sau: + Nhóm 1, 2, 3: Tìm hiểu về nhân vật “tôi” nhớ lại kỉ niệm vẽ tranh hồi nhỏ? + Nhóm 4, 5, 6: Tìm hiểu về cuộc gặp gỡ của nhân vật “tôi” và Hoàng Tử Bé? + Nhóm 7, 8, 9: Tìm hiểu về suy nghĩ của nhân vật “tôi” sau nhiều năm trở về? Các nhóm chuẩn bị giấy A0 và thực hiện kĩ thuật Khăn trải bàn theo hình sau: Cách tiến hành kĩ thuật “Khăn trải bàn” - Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa (Nhóm 5 người) sẽ linh hoạt chỗ ngồi - Tập trung vào các câu hỏi đã được giao - Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn với câu hỏi…Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút. - Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời. - Viết chung ý kiến của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học thực hiện nhiệm vụ. - Gv quan sát, hỗ trợ (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận. - Gv mời các nhóm đưa sản phẩm của mình gắn lên bảng hoặc tường, mời đại diện nhóm trình bày về kết quả thảo luận của mình - Gv yêu cầu HS lắng nghe và nhận xét đồng đẳng hoặc bổ sung (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức - GV dẫn dắt sang nội dung mới.
|
1. Hiểu biết chung về tác phẩm a. Tác giả - Ê-XU-PE-RI (1900 – 1944) sinh tại thành phố Li-on, Pháp trong một gia đình quý tộc tại địa phương. - Là một nhà văn và phi công Pháp nổi tiếng. - Ông mất tích trong một chuyến bay ở thế chiến thứ hai khi đang thu thập thông tin về quân Đức. - Tác phẩm của Ê-XU-PE-RI thường tập trung vào đề tài phi công hoặc lấy cảm hứng từ những chuyến bay của chính tác giả. - Đạt giải thưởng văn học Pháp Femina năm 1931. - Tác phẩm chính: Chuyến thư miền Nam (1929), Thư gửi một con tin (1943), Cung thành (1936),… b. Bố cục - Chương I: Nhân vật “tôi” nhớ lại kỉ niệm vẽ tranh hồi nhỏ. - Chương II: Cuộc gặp gỡ bất ngờ của nhân vật “tôi” và cậu bé. - Chương XXVII: Suy nghĩ của nhân vật “tôi” sau nhiều năm khi cậu bé trở lại hành tinh của mình
2. Nhắc lại kiến thức bài học a) Nhân vật “tôi” nhớ lại kỉ niệm vẽ tranh hồi nhỏ - Tác giả đã đưa ra nhận định rằng ý thức về một đồ vật thay đổi theo từng con người bằng việc thảo luận về bức tranh thời thơ ấu của mình. - Rõ ràng nhân vật tôi muốn cho mọi người xem bức tranh vẽ con trăn nuốt chửng con voi vào bụng của mình vẽ nhưng hầu hết người lớn đều bảo với cậu rằng đó là bức tranh vẽ chiếc mũ. à Ở đây tác giả muốn bàn về khái niệm mà ông không thể diễn tả được hết bằng lời ví dụ điển hình là bức họa số 1. Nhìn bề ngoài thì đó là bức tranh chiếc mũ nhưng để biết đúng ý nghĩa của bức tranh thì phải có trí tưởng tượng để phát hiện ra. b) Cuộc gặp gỡ của nhân vật “tôi” và Hoàng Tử Bé - Hoàn cảnh gặp gỡ giữa nhân vật tôi và hoàng tử bé xảy ra trên sa mạc Sa-ha-ra trong sự cô độc giữa chốn hoang vu hiu quạnh nhân vật tôi đã gặp hoàng tử bé. - Ở đây hoàng tử bé đã có cái nhìn nhận bức họa của nhân vật “tôi” sâu xa hơn bề ngoài của nó à Hoàng tử bé đã cho chúng ta thấy sự khác nhau trong cách nhìn nhận của trẻ em và người lớn. => Đến đây tác giả còn muốn nói đến tầm quan trọng của mối quan hệ. Từ cô độc ban đầu trên sa mạc mà anh lại gặp được người bạn định mệnh của cuộc đời mình. Tác phẩm cũng cho thấy cái nhìn chiều sâu của tác giả, rằng tuổi tác cũng không hẳn ảnh hưởng đến suy nghĩ, rõ ràng tác giả là người lớn nhưng lại có cái nhìn của một người trẻ. c) Suy nghĩ của nhân vật “tôi” sau nhiều năm khi cậu bé trở lại hành tinh của mình. - Cuối chuyện là một kết thúc đầy bí ẩn. - Kết chuyện để ta phải tự đoán xem Hoàng tử bé có bảo vệ được bông hồng của mình hay không. Một lúc thì tưởng tượng cuộc sống hạnh phúc của Hoàng tử bé ở hành tinh khác, lúc thì lại nghi vấn rằng tự hỏi rằng con cừu có ăn mất bông hoa hồng hay không. - Tâm trạng của tác giả lưu luyến sự rời đi của Hoàng tử bé, tác giả không xem nhẹ nỗi đau sâu sắc có trong tình bạn của Hoàng tử bé với mình. Rằng mất đi người mình yêu thương hẳn sẽ rất đau đớn, kết chuyện cũng không nói đến sự chữa lành của vết thương sẽ lành sau đó. à Có thể thấy, ở một góc độ khác, với cái nhìn có chiều sâu hơn, tác giả muốn nói tới thông điệp con người đối mặt với sự mất đi của người mình yêu thương. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Trong mắt trẻ. - Nội dung:
- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.
--------------- Còn tiếp ---------------
Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 8 cánh diều bài: Văn bản 2 - Trong mắt trẻ, GA word buổi 2 Ngữ văn 8 cd bài: Văn bản 2 - Trong mắt trẻ, giáo án buổi 2 Ngữ văn 8 cánh diều bài: Văn bản 2 - Trong mắt trẻ
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 8 CÁNH DIỀU
Giáo án Toán 8 cánh diều
Giáo án điện tử toán 8 cánh diều
Giáo án KHTN 8 cánh diều
Giáo án điện tử KHTN 8 cánh diều
Giáo án Công nghệ 8 cánh diều
Giáo án điện tử công nghệ 8 cánh diều
Giáo án Tin học 8 cánh diều
Giáo án điện tử Tin học 8 cánh diều
GIÁO ÁN XÃ HỘI 8 CÁNH DIỀU
Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều
Giáo án điện tử ngữ văn 8 cánh diều
Giáo án Lịch sử và địa lí 8 cánh diều
Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 8 cánh diều
Giáo án Công dân 8 cánh diều
Giáo án điện tử công dân 8 cánh diều