Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 8 cánh diều bài: Văn bản 1 - Mời trầu
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Ngữ văn 8 bài: Văn bản 1 - Mời trầu sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…./….
Ngày dạy:…./…./….
ÔN TẬP BÀI 7: THƠ ĐƯỜNG LUẬT
ÔN TẬP VĂN BẢN 1: MỜI TRẦU
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Củng cố kiến thức đã học về văn bản Mời trầu (nhận biết, phân tích được một số giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố thi luật (bố cục, niêm, luật, vần, nhịp..) của thể thơ Đường luật.
- Luyện tập theo văn bản Mời trầu.
- Năng lực
Năng lực chung
- - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
- Xác định được giá trị nội dung, nghệ thuật của thơ trữ tình và thơ trào phúng trung đại làm theo thể Đường luật. Nhận biết, phân tích được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố thi luật (bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối..)
- Phẩm chất
- - Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước và tâm sự của các nhà thơ trước thời cuộc.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- - Giáo án;
- - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
- Đối với học sinh
- - SGK, SBT Ngữ văn 8, tập 1, bộ Cánh diều
- - Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN HÀNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS nhớ lại và khắc sâu kiến thức đã học.
- Nội dung: GV chiếu hình ảnh và đặt câu hỏi: Đây là cây gì? Người ta sử dụng lá này và quả này dùng để làm gì? Hình ảnh này gợi cho em nhớ đến những phong tục nào của người Việt? Hãy cùng chia sẻ nhé?
- Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh và chuẩn kiến thức GV
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu hình ảnh:
Lá trầu Cây cau, quả cau
Em hãy cho biết hình ảnh trên nói về loại lá và quả gì? Người ta sử dụng lá và quả đó để làm gì? Hai hình ảnh trên gợi cho em nghĩ đến những phong tục nào của người Việt? Hãy cùng chia sẻ nhé!
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, suy ngẫm và chọn lọc thông tin.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời bất kì 2-3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu HS khác lắng nghe và bổ sung (nếu có)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV dẫn dắt vào bài học: Hồ Xuân Hương là nhà thơ nổi tiếng cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Ở giai đoạn lịch sử này, chế độ phong kiến suy tàn đã bộc lộ những hạn chế, bất công. Hồ Xuân Hương đã gửi gắm vào thơ những suy tư, trăn trở trước hiện thực của xã hội, trước thân phận bất hạnh của con người, nhất là người phụ nữ. Những tác phẩm thơ Nôm tiêu biểu của bà thời kì này không thể không kể đến bài thơ “Mời trầu”. Kết hợp với những hiểu biết chúng ta vừa tìm hiểu hãy củng cố lại hình ảnh trầu cau xuất hiện trong văn bản này có ý nghĩa gì nhé.
- CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Mời trầu (nhận biết, phân tích được một số giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố thi luật (bố cục, niêm, luật, vần, nhịp..) của thể thơ Đường luật.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Mời trầu.
- Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Mời trầu và chuẩn kiến thức GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
SẢN PHẨM CẦN ĐẠT |
Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân dựa vào kiến thức đã học về văn bản Mời trầu, trả lời các câu hỏi: + Nêu một vài nét về tác giả Hồ Xuân Hương? + Nêu chủ đề của tác phẩm Mời trầu? (Chân dung Hồ Xuân Hương, theo Báo Lao Động) Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số học sinh trình bày các nội dung: + Tác giả Hồ Xuân Hương + Chủ đề của tác phẩm - GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét đồng đẳng, bổ sung (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV dẫn dắt sang nội dung mới Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Giáo viên chia lớp thành hai nhóm thực hiện nhiệm vụ sau · Tìm các từ láy trong hai câu đầu và nêu tác dụng? · Nhà thơ đã sử dụng những câu ca dao, tục ngữ nào trong bài thơ? · Cách tác giả nêu tên mình trong câu thứ hai có gì đặc biệt? Qua đó thể hiện mong ước gì tác giả? + Nhóm 2: Tìm hiểu về hai câu thơ cuối? · Hai câu cuối sử dụng những thành ngữ nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng những thành ngữ đó? · Qua những lời nhắn gửi thầm kín tác giả đã thể hiện nỗi khát khao gì của vị nữ sĩ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học thực hiện nhiệm vụ. - Gv quan sát, hỗ trợ (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận. - Gv mời đại diện các nhóm trình bày về kết quả thảo luận của mình - Gv yêu cầu HS lắng nghe và nhận xét đồng đẳng hoặc bổ sung (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức - GV dẫn dắt sang nội dung mới.
|
1. Hiểu biết chung về tác phẩm a. Tác giả - Một số ý kiến của các nhà nghiên cứu cho rằng Hồ Xuân Hương là con Hồ Sĩ Danh (1706-1783), em cùng cha khác mẹ với Hồ Sĩ Đống (1738-1786) nguyên quán làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. - Cuộc đời Hồ Xuân Hương có nhiều éo le, ngang trái. Một cuộc đời không toại nguyện do số phận riêng và hoàn cảnh chung của xã hội. Bà từng sống trong cảnh tình duyên muộn màng, từng mang thân đi làm lẽ và từng sống trong cảnh góa bụa. - Hồ Xuân Hương là một nữ lưu khá đặc biệt thời bấy giờ. Bà đi nhiều nơi, từng đặt chân tới nhiều miền quê của đất nước: từ Thăng Long sang Hà Tây thăm động Hương Tích, chùa Thầy, xuôi Bắc Ninh về Đèo Ba Dội ở Ninh Bình…Có thể nói đây là một hiện tượng hiếm thấy trong xã hội phong kiến. - Hồ Xuân Hương thường giao du với nhiều văn nhân thời bấy giờ. Trong số đó có thể có cả Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu, tức Nguyễn Du. Tất cả những điều này đều góp phần tạo nên một Hồ Xuân Hương hết sức độc đáo. - Hồ Xuân Hương được mệnh danh Bà Chúa Thơ Nôm. b. Chủ đề Bài thơ nói lên được ý thức cá nhân, tinh thần đấu tranh đòi hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa mặc cho những hủ tục, những định kiến u ám của thời đại.
2. Nhắc lại kiến thức bài học a. Hai câu thơ đầu Câu 1: “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi” - Với cách sử dụng từ láy “nho nhỏ” kết hợp với cách dùng từ giản dị “trầu hôi” khi khách đến chơi nhà, tác giả chỉ mời khách “quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi” - Sự khiêm tốn chân thật của người mời trầu. - Nhà thơ tài tình trong việc sử dụng ca dao tục ngữ mang đậm nét dân ca. Ca dao Quả cau nho nhỏ Cái vỏ vân vân Nay anh học gần Mai anh học xa Lấy chồng từ thuở mười ba Đến năm mười tám thiếp đà năm con Ra đường thiếp hãy còn son Về nhà thiếp đã năm con cùng chàng Tục ngữ - Miếng trầu là đầu câu chuyện - Miếng trầu nên dâu nhà người Câu 2: “Này của Xuân Hương đã quyệt rồi” - Với cách sử dụng từ “này” khẳng định sự việc cụ thể và động từ “quệt” à càng tăng ý thân mật đối với khách, không câu nệ, khách sáo vì đây là “miếng trầu” của chính Xuân Hương mới quệt, còn tươi rói để mời khách à Tấm lòng chân thành cởi mở và sẵn sàng đón nhận tình yêu - Việc tác giả tự xưng tên là khẳng định cá thể cần được tôn trọng. Đây là hiện tượng hiếm thấy, chứng tỏ được bản lĩnh táo bạo và tính cách ngang tàng của bà mong muốn đòi quyền bình đẳng cho nữ giới. b. Hai câu cuối - Hai câu thơ sử dụng chất liệu dân gian độc đáo, thành ngữ: “xanh như lá, bạc như vôi” và chữ dân gian “phải duyên” (phải lòng): “Cành tre, năm bảy cành tre Phải duyên thì lấy chớ nghe họ hàng” - Lời nhắn gửi (lời yêu cầu) sâu sắc kín đáo nếu đã “phải lòng” nhau thì hãy keo sơn gắn bó đừng phụ nhau. à Nỗi khát khao hạnh phúc của nữ sĩ. Đồng thời còn là lời cảnh giác đối với thói bạc tình, bạc nghĩa: “Chuyến đò nên nghĩa sao không nhớ Sang nữa hay là một chuyến thôi?” (Qua sông phụ sóng) |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Mời trầu. - Nội dung:
- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.
--------------- Còn tiếp ---------------
Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 8 cánh diều bài: Văn bản 1 - Mời trầu, GA word buổi 2 Ngữ văn 8 cd bài: Văn bản 1 - Mời trầu, giáo án buổi 2 Ngữ văn 8 cánh diều bài: Văn bản 1 - Mời trầu
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 8 CÁNH DIỀU
Giáo án Toán 8 cánh diều
Giáo án điện tử toán 8 cánh diều
Giáo án KHTN 8 cánh diều
Giáo án điện tử KHTN 8 cánh diều
Giáo án Công nghệ 8 cánh diều
Giáo án điện tử công nghệ 8 cánh diều
Giáo án Tin học 8 cánh diều
Giáo án điện tử Tin học 8 cánh diều
GIÁO ÁN XÃ HỘI 8 CÁNH DIỀU
Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều
Giáo án điện tử ngữ văn 8 cánh diều
Giáo án Lịch sử và địa lí 8 cánh diều
Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 8 cánh diều
Giáo án Công dân 8 cánh diều
Giáo án điện tử công dân 8 cánh diều