Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 8 cánh diều bài: Thực hành tiếng việt - Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Ngữ văn 8 bài: Thực hành tiếng việt - Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…./….

Người dạy:…./…./….

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT:

NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ NGHĨA HÀM ẨN

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Củng cố kiến thức đã học và làm bài tập thực hành tiếng Việt: Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn.
  • Luyện tập theo các bài tập: Thực hành tiếng Việt – Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • - Hiểu và vận dụng được hiểu biết về nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn của câu trong hoạt động đọc, viết, nói và nghe.
  1. Phẩm chất
  • - Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
  • - Có trách nhiệm trong các hoạt động nhóm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • - Giáo án;
  • - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • - SGK, SBT Ngữ văn 8, tập 1, bộ Cánh diều.
  • - Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN HÀNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS, Huy động tri thức, kỹ năng, từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV chiếu video cho HS xem và đặt ra câu hỏi.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Gv chiếu video

Lợn cưới áo mới - Quốc anh, Xuân bắc - YouTube

- GV đặt câu hỏi: Nghĩa hàm ẩn trong lời thoại “Từ lúc em mặc cái áo mới này chẳng thấy con lợn nào chạy qua”?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ kiến thức đã học, suy ngẫm và chọn lọc thông tin.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV mời bất kì 2-3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe và chia sẻ cảm nhận về sao băng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gv dẫn dắt vào bài mới

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức Thực hành tiếng Việt – Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hành luyện tập Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn.
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại lý thuyết Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn và chuẩn kiển thức GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1:Hiểu biết chung về nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Gv chia lớp thành hai nhóm

- Gv yêu cầu học sinh thảo luận về nội dung:

+ Nêu khái niệm nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn? Cho ví dụ?

+ Trình bày tác dụng của nghĩa hàm ẩn? Cho ví dụ nghĩa hàm ẩn xuất hiện trong các tác phẩm văn học.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung:

+ Nêu khái niệm nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn? Cho ví dụ?

+ Trình bày tác dụng của nghĩa hàm ẩn? Cho ví dụ nghĩa hàm ẩn xuất hiện trong các tác phẩm văn học.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức

- GV chia lớp thành 3 nhóm

- GV yêu cầu các nhóm thực hiện các câu hỏi dưới đây:

a) Xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong các câu ca dao tục ngữ dưới đây:

·        Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

·        Gần mực thì đen gần đèn thi rạng

b) Điều kiện sử dụng nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn

·         Chị Dậu nhìn con mếu máo nói: U không ăn, các con ăn đi. Con chỉ còn được ăn bữa này ở nhà nữa thôi. Con cố gắng ăn thật no, không cần lo cho u.

·         Cái Tí nghe mẹ nói, xám mặt lại, luống cuống hỏi mẹ: Vậy bữa sau con ăn ở đâu?

·         Chị nức nở, nhìn con bằng ánh mắt xót xa: Con sẽ được ăn ở nhà cụ Nghị bên thôn Đoài.

·         Cái Tí nghe tới đây giật mình, nó giãy nảy, tay cầm củ khoai ném vào rổ, òa khóc: U bán con ư? Con xin u, con lạy u, con còn nhỏ, xin u đừng bán con đi mà tội nghiệp. Xin u cho con được ở nhà với u, với các em.

Yêu cầu phân tích nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn là gì trong hội thoại:

·        Tại sao chị Dậu không nói thẳng với con mà phải dùng câu hàm ý?

·        Hàm ý trong câu nói của chị Dậu như thế nào? Câu nào thể hiện rõ nhất

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung được giao

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

1. Hiểu biết chung về nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn

- Nghĩa tường minh của câu là nội dung thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng các từ ngữ trong câu

- Nghĩa hàm ẩn của câu là nội dung thông báo được suy ra từ nghĩa tường minh và từ ngữ cảnh. Ví dụ, ở câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây) có thể suy ra nghĩa hàm ẩn: “Khi hưởng thụ thành quả nhất định, cần biết ơn người tạo ra thành quả đó”. Nghĩa hàm ẩn được sử dụng trong đời sống và trong tác phẩm văn học để diễn tả những nội dung tế nhị hoặc để tăng hiệu quả giao tiếp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Nhắc lại kiến thức

a. Ví dụ về nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn

·                 Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng

- Nghĩa tường minh: Nhiễu điều: tấm vải đỏ. Giá gương: bàn thờ. Ý cả câu là tấm vải đỏ được phủ lên bàn thờ thể hiện sự uy nghiêm, thiêng liêng.

- Hàm ý: Câu nói khuyên nhủ chúng ta – những công dân của tổ quốc hãy biết yêu thương, san sẻ, đùm bọc nhau từ những điều nhỏ nhặt nhất và đoàn kết, cùng giúp cho đất nước, quê hương của mình phát triển giàu đẹp, văn minh hơn.

·        Gần mực thì đen gần đèn thì rạng

- Nghĩa tường minh: để thứ gì gần mực thì sẽ bị mực làm cho đen đi. Để thứ gì gần đèn sẽ được ánh sáng chiếu làm cho nó trở nên sáng sủa hơn.

- Hàm ý: Mực trong câu tục ngữ này dùng để sự tối tăm, mù mịt, tượng trưng cho những điều xấu, những thói quen, đức tính không tốt trong cuộc sống của con người. Còn đèn tượng trưng cho ánh sáng, chân lí, lẽ phải, những điều đúng đắn, tốt đẹp. Câu tục ngữ khuyên nhủ con người tránh xa những điều xấu xa, sai trái, hướng đến những điều tốt đẹp, những chân lí của cuộc sống để trở thành một con người có ích cho xã hội.

b. Điều kiện sử dụng nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn.

Các câu nói chứa hàm ý và hàm ý của chúng:

·     Con chỉ còn được ăn bữa này ở nhà nữa thôi: Đây là bữa ăn cuối cùng của con ở nhà, u sẽ bán con đi, con sẽ không còn được ăn cùng u, các em trong nhà này nữa.

·     Con sẽ được ăn ở nhà cụ Nghị bên thôn Đoài: U bán con cho cụ Nghị sống ở thôn Đoài.

- Chị Dậu không đành lòng nói sự thật với con. Vì đứa con do mình đứt ruột đẻ ra nhưng vì hoàn cảnh chị đành làm vậy, đau lòng vô cùng. Nên chỉ dùng câu hàm ý để tránh chạm đến nỗi đau này.

- Hàm ý trong câu này rõ nhất nằm trong câu: Con sẽ được ăn ở nhà cụ Nghị bên thôn Đoài. Vì cái Tí không hiểu được hàm ý trong câu đầu của Dậu. Sự hốt hoảng, tiếng khóc cùng câu nói “U bán con ư?” chính là biểu hiện cái Tí đã hiểu được ý mẹ muốn nói.


=> Xem toàn bộ Giáo án buổi 2 Ngữ văn 8 Cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 8 cánh diều bài: Thực hành tiếng việt - Nghĩa tường, GA word buổi 2 Ngữ văn 8 cd bài: Thực hành tiếng việt - Nghĩa tường, giáo án buổi 2 Ngữ văn 8 cánh diều bài: Thực hành tiếng việt - Nghĩa tường

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác