Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 8 cánh diều bài: Văn bản 1 - Đặt tên cho xã
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Ngữ văn 8 bài: Văn bản 1 - Đặt tên cho xã sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/….
ÔN TẬP BÀI 4: HÀI KỊCH VÀ TRUYỆN CƯỜI
VĂN BẢN 1: ĐẶT TÊN CHO XÃ
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Củng cố kiến thức đã học về văn bản Đặt tên cho xã (xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại, thủ pháp trào phúng,…) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa của văn bản; tư tưởng, tình cảm, thái độ của tác giả;…) của hài kịch.
- Luyện tập theo văn bản Đặt tên cho xã.
- Năng lực
Năng lực chung
- - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
- - Nhận biết được một số yếu tố hình thức (xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại, thủ pháp trào phúng,…) và nội dung (đề tài, chủ đề; ý nghĩa của văn bản; tư tưởng, tình cảm, thái độ của tác giả;…) của văn bản Đặt tên cho xã .
- Phẩm chất
- - Ghét những thói hư tật xấu, phê phán cái giả dối; từ đó, biết trân trọng những suy nghĩ trong sáng, nhân văn, những hành động trung thực,…
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- - Giáo án;
- - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
- Đối với học sinh
- - SGK, SBT Ngữ văn 8, tập 1, bộ Cánh diều.
- - Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS nhớ lại và khắc sâu kiến thức đã học.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS chơi trò chơi “Đuổi hình bắt tác phẩm”
- Sản phẩm: Tác phẩm “Đặt tên cho xã”
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS chơi trò chơi “Đuổi hình bắt tác phẩm”
- GV đưa ra những bức hình khác nhau treo trên bảng (hoặc quan sát trên slide). Mỗi hình có những điểm gợi ý. Học sinh nhìn vào hình và đoán tác phẩm. Ai đoán nhanh và đoán đúng sẽ có điểm.
(Phân cảnh ông Văn Sửa phát biểu)
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát và trả lời.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- Tinh thần giơ tay phát biểu của học sinh.
- GV mời bất kì 2-3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu HS khác lắng nghe và trả lời câu hỏi (nếu bạn trả lời sai)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV dẫn dắt vào bài học: Người xem hôm nay vẫn hào hứng đối thoại dân chủ với kịch Lưu Quang Vũ. Những vấn đề thời sự - xã hội nóng bức được rốt ráo đặt ra trong kịch Lưu Quang Vũ từ mấy chục năm về trước, vẫn không nguôi ám ảnh người xem của hôm nay. Có phải tính hiện đại đã thành phẩm chất nghệ thuật cơ bản nhất, tạo nên sự hấp dẫn và sự truyền lửa của kịch Lưu Quang Vũ, không chỉ với công chúng Việt đương thời…Chúng ta sẽ cùng đi củng cố lại tác phẩm “Đặt tên cho xã” nhé.
- CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Đặt tên cho xã (xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại, thủ pháp trào phúng,…) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa của văn bản; tư tưởng, tình cảm, thái độ của tác giả;…) của hài kịch.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Đặt tên cho xã.
- Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Đặt tên cho xã và chuẩn kiến thức GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Gv hướng dẫn HS làm việc cá nhân dựa vào kiến thức đã học về văn bản Đặt tên cho xã trả lời các câu hỏi sau: + Nêu một vài nét về tác giả Lưu Quang Vũ? + Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm? + Nêu tóm tắt vở kịch? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số học sinh trình bày các nội dung: + Nêu một vài nét về tác giả Lưu Quang Vũ? + Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm? + Nêu tóm tắt vở kịch? - GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét đồng đẳng, bổ sung (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV dẫn dắt chuyển sang nổi dung mới.
Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành bốn nhóm thực hiện các nội sau: +Nhóm 1: Tìm hiểu về nội dung lời phát biểu của ông Nha (Chủ tịch xã)? · Lời phát biểu của ông Nha diễn ra trong hoàn cảnh như thế nào? · Nêu nội dung lời phát biểu? Nhận xét những nội dung trong lời phát biểu của ông Nha? + Nhóm 2: Tìm hiểu về cuộc đối thoại giữa ông Sửu, ông Nha và ông Độp? · Nêu nội dung lời phát biểu của ông Sửu? · Em có nhận xét gì về sự thay đổi của tên các chức vụ trong xã? · Em có nhận xét gì về lời thoại của bà Độp? Qua đó thể hiện như thế nào về cách nhìn nhận của bà Độp? +Nhóm 3: Tìm hiểu về cuộc đối thoại của ông Nha, ông Sửu và ông Thình? · Tìm những chi tiết cho thấy ông Nha là người ít học? Qua đó em hãy nhận thấy điều gì về xã hội thời bấy giờ? · Tìm những chi tiết cho thấy ông Sửu và người có hiểu biết? Em có nhận xét gì về nhân vật Văn Sửu? · Tìm những chi tiết nói về ông Thình? Em có nhận xét gì về nhân vật này? +Nhóm 4: Tìm hiểu về nghệ thuật trào phúng trong văn bản “Đặt tên cho xã”? · Tìm những sự mẫu thuẫn giữa cái bên trong và cái ngoài, sự chân thực và bệnh giả dối trong văn bản? · Sự đối lập giữa chức vụ và công việc của các nhân vật? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học thực hiện nhiệm vụ. - Gv quan sát, hộ trợ (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận. - Gv mời đại diện 2 nhóm trình bày về kết quả thảo luận của mình. - GV yêu cầu các nhóm nhận xét và bổ sung về nội dung các nhóm phụ trách. - Gv yêu cầu HS lắng nghe và nhận xét đồng đẳng hoặc bổ sung (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức - GV dẫn dắt sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 3: Tổng kết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn học sinh làm việc cá nhân tổng rút ra đặc trưng của thể loại thông qua văn bản Đặt tên cho xã. Theo Phụ lục 1. Bảng 1 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm cá nhân rút ra tổng kết về văn bản - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Giáo viên mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về kết quả làm làm việc. - GV yêu cầu học sinh khác lắng nghe, nhận xét đồng đẳng và bổ sung ý kiến (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và chốt kiến thức. |
1. Hiểu biết chung về tác phẩm a. Tác giả - Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) là nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch người Việt Nam. Ông sinh tại Phú Thọ nhưng quê ở Đà Nẵng, cha ông là nhà viết kịch Lưu Quang Thuận, mẹ là bà Vũ Thị Khánh, ông có tuổi thơ gắn bó tạo quê Phú Thọ cùng bố mẹ. Đến năm 1954, ông chuyển về Hà Nội sống. Ngay từ khi còn bé ông đã mang trong mình tài năng thiên bẩm về nghệ thuật. - Từ năm 1965 đến năm 1978 Lưu Quang Vũ làm biên tập cho Tạp chí Sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch nói với kịch đầu tay Sống mãi tuổi 17 viết lại theo kịch bản của Vũ Duy Kỳ. - Lưu Quang Vũ được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 2 (2000) về nghệ thuật sân khấu. b. Hoàn cảnh sáng tác Năm 1988, Lưu Quang Vũ khép lại cuộc đời 40 năm đầy thăng trầm biến động của mình khi vừa kịp hoàn thành vở kịch “Bệnh sĩ”. Ngay từ lần đầu tiên được dàn dựng trên sân khấy, vở kịch đã trở thành một hiện tượng khi nó đã chạm được ngay vào sự bi hài của xã hội Việt Nam thời hậu chiến. c. Tóm tắt Văn bản kể về sự việc xã Cà Hạ sắp được đổi tên, sự việc diễn ra trong buổi công bố tên xã mới vô cùng long trọng. Việc đổi tên xã khiến chính quyền xã phải phân công lại nhiệm vụ cho từng người. Sau khi nghe phân công nhiệm vụ, ông Sửu thắc mắc về nhiệm vụ của mình và được giao cho vị trí chủ nhiệm trung tâm Triệt sản gia súc. Chưa ai hiểu rõ được nhiệm vụ mình được giao là gì, mọi người bàn tán rất nhiều. Kết thúc văn bản là cuộc nói chuyện của ông Nha, ông Thỉnh và Văn Sửa cho thấy sự hài hước, trào phúng của văn bản này. 2. Nhắc lại kiến thức a. Nội dung lời phát biểu của ông Nha (Chủ tịch xã) Hoàn cảnh: - Phố Cà - Trụ sở Ủy ban xã, một căn phòng rộng được trang trí bởi nhiều cờ quạt, áp phích,… - Tiếng pháo nổ rầm rộ từ lúc đèn chưa sáng, tiếng nhạc, sự có mặt của nhiều cán bộ xã… Nội dung của lời phát biểu: - Xã Cà Hạ đổi tên thành xã Hùng Tâm, phố Cà – thủ phủ của xã ta – sẽ là thành thị trấn Hùng Tâm. - Tuyên bố kế hoạch xây dựng cách tân, toàn diện và triệt để, rộng lớn và phong phú, mới mẻ và khoa học: Hợp tác xã Cà Hạ từ nay sẽ được đổi tên là “Liên đoàn tổ hợp xã Công Nông Thương Tín Hùng Tâm” một mô hình kinh tế kiểu mới. - Không bó hẹp trong việc trồng trọt mà phát triển rộng ra các lĩnh vực , tín dụng, năng động, hiện đại. - Mục đích: Đưa xã Hùng Tâm thành một xã tiên tiến giàu có, văn minh của toàn huyện, toàn tỉnh và có thể toàn quốc. à Sự đổi lập giữa cái tên mới sang trọng và hiện đại với thực một lành quê nghèo đã tạo nên tiếng cười châm biếm trong vở kịch à Những người dân hiền lành, chân chất làm những công việc thuần nông nhưng đều háo danh và thích “sĩ diện” b. Cuộc đối thoại của ông Sửu, ông Nha và ông Độp - Lời phát biểu của ông Sửu bãi bỏ những chức vụ cũ thay vào đó là những cái tên hiện đại mĩ miều: Chủ nhiệm Trung tâm công nghệ kiêm Trưởng ban Ngoại vụ của Liên hợp xã, Chủ nhiệm Công ty dịch vụ Thương nghiệp Hùng Tâm, Chủ nhiệm Trung tâm điều phối nhân lực và sản xuất nông nghiệp… - Ông Độp một nông dân chất phác trước làm nghề hoạn lợn được ông Nha bổ nhiệm thành Chủ nhiệm Trung tâm triệt sản gia súc Hùng tâm có trụ sở ở xã. - Câu nói “Thì cũng thế chứ có gì mà khác. Đúng là dở hơi!” thể hiện bà Độp thể hiện sự mỉa mai sáo rộng của những cái tên mĩ miều, bà đã nhận ra rằng dù có thay đổi tên thì xã Cà Hạ vẫn là một xã nông nghiệp nghèo. c. Cuộc đối thoại giữa ông Nha, ông Sửu và ông Thình - Những hiện thực xã hội sâu sắc được Lưu Quang Vũ khắc họa rõ nét trong cuộc đối thoại. + Ông Nha người không được học hành lại được làm Chủ tịch xã đưa ra những kế hoạch đổi mới sáo rỗng và phông bạt. + Ông Sửu biết chữ, có hiểu biết lại trở thành kẻ chuyên đi xu nịnh. + Quan chức dựa trên mối quan hệ trong gia đình để xử lí công việc + Khi cải tiến chỉ tập trung vào những bề ngoài mà không tập trung phát triển bên trong: Ông Thình một người chỉ biết tết thảm bẹ ngô, đan sọt, làm phấn viết bảng...trở thành Chủ nhiệm Trung tâm công nghệ. + Ông Nha muốn đổi mới từ làm nông trở thành làng pháo giống Bình Đà. Khi pháo nổ đem lại tiếng vui cười nhưng không ai biết đến sự nguy hiểm của pháo. d. Nghệ thuật trào phúng - Nhân vật trong hài kịch thường có sự không tương xứng giữa thực chất bên trong và hình thức bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động khiến lời nói trở nên lố bịch và hài hước: + Ông Toàn Nha (Chủ tịch xã) là một người không biết gì về khoa học, ít chữ nhưng lại luôn nói những điều to tát. + Ông Sửu một người có học nhưng chuyên xu nịnh lấy lòng ông Chủ tịch xã. + Ông Độp một người nông dân chất phác làm nghề hoạn lợn nhưng hão danh. + Bà Độp làm chủ trạng trại lợn nay thành Trung tâm chăn nuôi gia súc. + Ông Thình một người chuyên tết thảm bẻ ngô, đan sọt, làm phấn bảng cho học trò nay được ông Nha giao cho làm Chủ nhiệm Trung tâm công nghệ Hùng Tâm với kì vọng ông Thình sẽ biến làng nông thành làng Pháo như Bình Đà. + Nghệ thuật phóng đại trong lời phát biểu của của ông Toàn Nha (Chủ tịch xã) những lời phát biểu của ông đã được phóng đại lên nhiều lần bằng các lời lẽ hoa mĩ, sáo rỗng để người đọc thấy rõ bệnh khoa trương, hình thức đến mức giả dối lố bịch…. - Những sự mẫu thuẫn giữa cái bên trong và cái ngoài, sự chân thực và bệnh giả dối đã tạo nên những tiếng cười giễu nhại trong đoạn trích “Đổi tên cho xã”. 3. Tổng kết Rút ra đặc trưng thể loại: + Nội dung: xung đột, hành động, lời thoại, thủ pháp trào phúng + Nghệ thuật: Chủ đề, ý nghĩa |
Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 8 cánh diều bài: Văn bản 1 - Đặt tên cho, GA word buổi 2 Ngữ văn 8 cd bài: Văn bản 1 - Đặt tên cho, giáo án buổi 2 Ngữ văn 8 cánh diều bài: Văn bản 1 - Đặt tên cho
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 8 CÁNH DIỀU
Giáo án Toán 8 cánh diều
Giáo án điện tử toán 8 cánh diều
Giáo án KHTN 8 cánh diều
Giáo án điện tử KHTN 8 cánh diều
Giáo án Công nghệ 8 cánh diều
Giáo án điện tử công nghệ 8 cánh diều
Giáo án Tin học 8 cánh diều
Giáo án điện tử Tin học 8 cánh diều
GIÁO ÁN XÃ HỘI 8 CÁNH DIỀU
Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều
Giáo án điện tử ngữ văn 8 cánh diều
Giáo án Lịch sử và địa lí 8 cánh diều
Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 8 cánh diều
Giáo án Công dân 8 cánh diều
Giáo án điện tử công dân 8 cánh diều