Soạn giáo án Âm nhạc 3 kết nối tri thức tiết 21 : Ôn đọc nhạc bài số 3. Thường thức âm. Nhạc giới thiệu đàn vi-ô-lông. Nghe nhạc mùa xuân ơi

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Âm nhạc 3 tiết 21 : Ôn đọc nhạc bài số 3. Thường thức âm. Nhạc giới thiệu đàn vi-ô-lông. Nghe nhạc mùa xuân ơi sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn :…/…/…

Ngày dạy :…/…/…

Tiết 21 : ÔN ĐỌC NHẠC BÀI SỐ 3

THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC GIỚI THIỆU ĐÀN VI-Ô-LÔNG

NGHE NHẠC MÙA XUÂN ƠI

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ :

  • Thể hiện được bài đọc nhạc số 3 ở các hình thức : đọc theo kí hiệu bàn tay ; đọc kết hợp vỗ tay theo phách ; đọc kết hợp gõ đệm theo nhịp cùng với nhạc đệm.
  • HS nghe và biết vận động theo nhịp điệu bài hát Mùa xuân ơi.
  • HS nhận biết được hình dáng đàn vi-ô-lông và cảm nhận được âm sắc của đàn vi-ô-lông.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động âm nhạc.
  • Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV.
  • Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. Tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.
  • Năng lực âm nhạc:
  • Đọc đúng cao độ, trường độ. Biết gõ đệm hoặc vận động cơ thể theo bài đọc nhạc.
  • Cảm nhận được lời ca, giai điệu của bài hát và thể hiện được cảm xúc sau khi nghe bài hát.
  1. Phẩm chất
  • Yêu trường lớp, thầy cô giáo.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, lắng nghe tích cực, thực hành.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • SGV, đồ dùng, tranh ảnh để tổ chức các hoạt động.
  • Nhạc cụ và các phương tiện học liệu điện tử.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Kích thức sự tò mò, khám phá kiến thức của HS.

b. Cách tiến hành

* Trò chơi Cao thấp

- GV đọc theo thứ tự thang âm từ Đô đến Si và quy định nốt nhạc với một số bộ phận trên cơ thể.

+ Lần 1, lần 2 thực hiên chậm.

+ Lần 3, 4 thực hiện nhanh dần.

+ Lần 5 thực hiện rất nhanh.

- GV chuẩn bị : Đàn oocgan hoặc piano

- GV phổ biến cách chơi cho HS :

+ Trẻ đứng thành 2 dọc hoặc 3 hàng ngang, cô đánh các nốt nhạc trên đàn piano

(Nốt thấp ĐỒ thì trẻ cúi xuống 2 tay chạm đầu gối hoặc mũi bàn chân. Nếu nốt cao SI thì trẻ giơ hai tay lên cao, kiễng chân)

+ Bạn nào chưa thể hiện đúng cao độ của nốt nhạc sẽ nghe và thể hiện lại dưới sự hướng dẫn của GV.

- GV tổ chức cho HS tham gia.

- GV nhận xét, đánh giá.

 

Hoạt động luyện tập – thực hành

Hoạt động 1 : Ôn đọc nhạc Bài số 3

a. Mục tiêu : HS ôn tập bài đọc nhạc số 3 với các hình thực đọc theo kí hiệu, đọc kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp, kết hợp vận động.

b. Cách tiến hành

- GV có thể cho HS ôn bài đọc nhạc đệm qua các hình thức : đọc theo kí hiệu bàn tay ; đọc kết hợp gõ đệm theo phách ; đọc kết hợp gõ đệm theo nhịp ; đọc kết hợp vận động.

- GV cho HS thực hiện theo các hình thức : nhóm, tổ, cá nhân,…

 

Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2 : Thường thức âm nhạc Giới thiệu âm nhạc vi-ô-lông

a. Mục tiêu : HS nhận biết vài nét cơ bản của đàn vi-ô-lông và nghe biểu diễn.

b. Cách tiến hành

* Giới thiệu vài nét cơ bản về đàn i-ô-lông

- GV cho HS quan sát hình ảnh của cây đàn vi-ô-lông SGK tr.38 và đặt câu hỏi : Quan sát đàn vi-ô-lông em thấy như thế nào ? Em đã nghe âm thanh của đàn vi-ô-lông chưa ? Hình dáng đàn vi-ô-lông như thế nào ?

 

 

 

 

 

- HS tự tìm hiểu bằng cách đọc nội dung SGK tr.38. HS lên bảng viết lại những từ khóa về âm thanh những bộ phận của cây đàn.

- HS quan sát tranh và trình bày tóm tắt nội dung.

+ Đàn vi-ô-lông còn gọi là vĩ cầm. Khi chơi, dùng cây vĩ (ác-sê) tác động vào dây đàn tạo nên âm thanh du dương, mượt mà, réo rắt và thể hiện nhiều cảm xúc phong phú.

+ Đàn vi-ô-lông có thể chơi độc tấu hoặc hòa tấu cùng các nhạc cụ khác.

- HS nhận xét, GV đưa ra các gợi ý nếu như HS chưa nắm rõ.

- GV nhận xét, đánh giá.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV phổ biến cách chơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tích cực tham gia.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc nhạc kết hợp kí hiệu bàn tay, gõ đêm theo phách, nhịp, kết hợp vận động.

- HS thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát và trả lời.

+ Quan sát đàn vi-ô-lông em thấy đàn có các bộ phận : cần đàn, dây đàn, hộp đàn, ngựa đàn, cây vĩ.

+ Em đã/chưa nghe âm thanh của đàn vi-ô-lông.

+ Hình dáng đàn vi-ô-lông khá nhỏ gọn, đàn được làm từ gỗ.

 

- Âm thanh của vi-ô-lông du dương, da diết,…

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

- HS nêu cảm nhận.

+ Bài hát « Chúc mừng năm mới » của Việt Nam thể hiện sự vui mừng, phấn khởi khi Tết về.

+ Bài hát « Chúc mừng năm mới » của nước ngoài thể hiện sự da diết, ngân nga, réo rắt được trở về nhà đón Tết với gia đình.

- HS lắng nghe.

 

 


=> Xem toàn bộ Giáo án Âm nhạc 3 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án Âm nhạc 3 kết nối tiết 21 : Ôn đọc nhạc bài số, GA word Âm nhạc 3 kntt tiết 21 : Ôn đọc nhạc bài số, giáo án Âm nhạc 3 kết nối tri thức tiết 21 : Ôn đọc nhạc bài số

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC