Giáo án chuyên đề hóa học 11 mới năm 2023 cánh diều
Bộ giáo án chuyên đề hóa học 11 cánh diều. Đây là giáo án chuyên đề sách lớp 11 mới năm học 2023-2024. Giáo án có đầy đủ các bài kì 1 + kì 2. Với cách trình bày khoa học, chi tiết. Giáo viên chỉ việc tải về và sử dụng. Cách tải đơn giản. Giáo án chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Đầy đủ Giáo án hóa học THPT cánh diều
- Bài giảng điện tử Hóa học 12 cánh diều
- Bài giảng điện tử Hoá học 12 cánh diều
- Giáo án chuyên đề Hoá học 12 mới năm 2024 cánh diều
- Giáo án Hoá học 12 mới năm 2024 cánh diều
- Giáo án chuyên đề hóa học 11 mới năm 2023 cánh diều
- Bài giảng điện tử hóa học 11 cánh diều
- Giáo án hóa học 11 mới năm 2023 cánh diều
- Bài giảng Powerpoint hóa học 10 cánh diều
- Tải GA word hóa học 10 cánh diều
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
CHUYÊN ĐỀ 1. PHÂN BÓN
BÀI 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÂN BÓN
(2 tiết)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất; việc sử dụng phân bón phụ thuộc vào loại cây trồng, thời gian sinh trưởng của cây, đặc điểm của đất.
- Tìm hiểu được thông tin về một số loại phân bón được dùng phổ biến ở Việt Nam.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động trong giao tiếp, tự tin phát biểu ý kiến của bản thân về phân bón thường dùng và mối liên hệ giữa phân bón – cây trồng – đất.
- Năng lực tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập Chuyên đề môn Hóa học lớp 11 qua việc tìm hiểu về phân bón và mối liên hệ giữa phân bón – cây trồng – đất.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Vận dụng các kiến thức về phân bón đề xuất biện pháp bón phân hợp lí, cải tạo đất.
Năng lực riêng:
- Năng lực nhận thức hóa học: Trình bày được phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất; việc sử dụng phân bón phụ thuộc vào loại cây trồng, thời gian sinh trưởng của cây, đặc điểm của đất.
- Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Tìm hiểu được thông tin về một số loại phân bón được dùng phổ biến ở Việt Nam.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ: có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập; tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập, có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
- Trách nhiệm: tích cực, tự giác và nghiêm túc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức; sẵn sàng chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của bản thân.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án, sách CĐHT, SGV hóa học 11 cánh diều.
- Hình ảnh có nội dung liên quan tới bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS, sách CĐHT Hóa học 11 Cánh diều.
- Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- Mục tiêu: HS xác định được nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện trong các hoạt động tiếp theo của bài học.
- Nội dung: HS suy nghĩ nhanh để trả lời câu hỏi theo quan điểm cá nhân.
- Sản phẩm:
- Câu trả lời của HS.
- Các nhiệm vụ học tập cơ bản của các hoạt động tiếp theo mà HS xác định được, như:
+ Cần tìm hiểu chức năng/ vai trò của mỗi loại phân bón.
+ Cần tìm hiểu các loại phân bón sử dụng phổ biến ở Việt Nam.
+ Quan hệ giữa phân bón với đất và cây trồng,…
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc logo mở đầu sách CĐHT và trả lời câu hỏi: Cây lương thực hay cây ăn quả đều cần được bón phân để tăng năng suất và chất lượng. Em hãy kể tên một số loại phân bón được sử dụng phổ biến ở Việt Nam.
- GV dẫn dắt HS trả lời câu hỏi 2 trang 7 sách CĐHT.
- Trên cơ sở đó, GV đặt vấn đề yêu cầu HS động não:
Cho biết nội dung nào cần được tìm hiểu trong bài học này?
- Chức năng cụ thể của mỗi loại phân bón
- Nhu cầu sử dụng phân bón ở Việt Nam
- Quy trình sản xuất một số loại phân bón cụ thể
- Cách sử dụng phân bón phù hợp với đất và cây trồng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS đọc SGK, thực hiện công não để có câu trả lời cho các câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Các học sinh xung phong phát biểu trả lời.
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
- Gợi ý đáp án:
+ Một số loại phân bón phổ biến: phân NPK, phân chuồng, phân xanh, phân hữu cơ…
+ Du canh, du cư là tập tục sản xuất nông nghiệp lâu đời của nhiều dân tộc. Tuy nhiên đây là hình thức canh tác và cư trú không ổn định. Nguồn sống chủ yếu dựa vào phá rừng làm rẫy, khi đất đai cằn cỗi, kém màu mỡ lại di chuyển đến một vùng đất mới canh tác và cư trú lại từ đầu. Việc này dẫn đến các hậu quả như:
- Đời sống sinh hoạt của con người không được ổn định
- Rừng bị chặt phá, đất bị thoái hóa không còn khả năng canh tác
- Ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái…
Du canh, du cư Phá rừng làm nương rẫy
+ Như vậy, nội dung bài học cần tìm hiểu: a, b và d.
- GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: Để tìm hiểu về vai trò, các loại phân bón phổ biến và cách sử dụng phân bón phù hợp, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu bài học ngày hôm nay: Bài 1. Giới thiệu chung về phân bón.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu chức năng phân bón – quan hệ phân bón, đất và cây trồng
- Mục tiêu: Trình bày được phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất; việc sử dụng phân bón phụ thuộc vào loại cây trồng, thời gian sinh trưởng của cây, đặc điểm của đất.
- Nội dung: HS hoạt động theo kĩ thuật trạm, đọc sách CĐHT trang 6 – 8 tìm hiểu hai nội dung:
- Nội dung 1: Các nguyên tố dinh dưỡng mà phân bón cung cấp để cải tạo đất và tăng năng suất, chất lượng cây trồng.
- Nội dung 2: Ví dụ chứng minh về việc sử dụng phân bón phải phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng của cây và loại đất trồng.
- Sản phẩm:
- Từ đáp án đúng, đủ của các câu hỏi dẫn đến nội dung tóm tắt ghi vào vở.
- Các biểu hiện “nói rõ ràng, đầy đủ, dễ hiểu” trong quá trình báo cáo.
- Tổ chức thực hiện
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm 4 – 5 HS), thực hiện nhiệm vụ ở mỗi trạm theo nội dung như sau: + Trạm 1: Các nguyên tố dinh dưỡng mà phân bón cung cấp để cải tạo đất và tăng năng suất, chất lượng cây trồng. + Trạm 2: Ví dụ chứng minh về việc sử dụng phân bón phải phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng của cây và loại đất trồng. - Trên cơ sở kiến thức được hình thành, GV yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi: + Câu hỏi 1 sách CĐHT: Mùn trong đất có chứa một số acid hữu cơ. Rễ cây cũng tiết ra acid hữu cơ. Nhờ đó, cây xanh có thể hấp thu được nguyên tố calcium từ CaCO3 trong đất. Vì sao? + Dựa vào phương thức sử dụng, phân bón có những loại nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tìm hiểu thông tin SGK, thực hiện nhiệm vụ và thảo luận trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS báo cáo. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. - GV mở rộng kiến thức về các loại đất: đất chua, đất trung tính, đất kiếm + Đất chua: táo, lê, cam, đào… + Đất trung tính: bắp cải, cải thảo, hoa lan, hoa đồng tiền… + Đất kiềm: cây họ đậu, hoa tulip… - GV định hướng nhiệm vụ của hoạt động tiếp theo: Tìm hiểu thông tin về một số loại phân bón được dùng phổ biến ở Việt Nam. | I. Khái niệm và phân loại phân bón 1. Khái niệm phân bón - Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp nguyên tố dinh dưỡng hoặc có tác dụng cải tạo đất để tăng năng suất và chất lượng cho cây trồng. 2. Phân loại phân bón - Phân bón vô cơ (phân bón hóa học): chứa một hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng (ví dụ N, P, K…) được sản xuất từ chất vô cơ. - Phân bón hữu cơ: chất hữu cơ tự nhiên, có thể bổ sung thêm một số nguyên tố dinh dưỡng, vi sinh vật, sinh vật có ích cho đất và cây trồng. II. Mối liên hệ giữa phân bón – cây trồng – đất * Ví dụ 1: - Giai đoạn đầu: rau, cà rốt, khoai tây cần bón phân chứa P → tạo bộ rễ khỏe mạnh. - Giai đoạn sau: + Rau bón chứa nguyên tố N → phát triển nhánh, lá. + Cà rốt, khoai tây bón phân chứa nguyên tố K → thúc đẩy tạo củ. ⇨ Lựa chọn phân bón phải phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng của cây. * Ví dụ 2: - Đất thiếu đạm → bón phân chứa N. - Đất chua → hạn chế dùng phân bón chứa ion ammonium. ⇨ Lựa chọn phân bón phù hợp với loại đất trồng. - Gợi ý trả lời câu hỏi thảo luận: + Các acid hữu cơ phản ứng với CaCO3 tạo thành muối tan giúp cây hấp thụ được nguyên tố calcium. PTHH: RCOOH + CaCO3 → (RCOO)2Ca + CO2 + H2O. + Phân loại phân bón theo phương thức sử dụng có 2 loại: phân bón rễ và phân bón lá. ⇨ Kết luận: + Phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, cung như giúp cải tạo chất lượng đất. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu thông tin về một số loại pha bón được dùng phổ biến ở Việt Nam
- Mục tiêu: Tìm hiểu được thông tin về một số loại phân bón được dùng phổ biến ở Việt Nam.
- Nội dung: HS hoạt động theo cặp đôi tìm kiếm thông tin trong sách CĐHT và báo cáo.
- Sản phẩm:
- Từ hoạt động của HS, “chốt” của GV dẫn đến nội dung tóm tắt ghi vào vở.
- Biểu hiện “biết rõ, hiểu rõ” trong báo cáo sau quá trình tìm kiếm thông tin.
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi đọc nội dung trang 8,9 và mục Em có biết trang 9 sách CĐHT tìm kiếm thông tin, thống nhất chọn lựa thông tin… để thể hiện “biết rõ, hiểu rõ” khi báo cáo về các nội dung: + Nội dung 1: Nguyên nhân nước ta phải sử dụng phân bón nhiều về lượng, đa dạng về loại. + Nội dung 2: Danh sách một số loại phân bón được dùng phổ biến ở nước ta. - Đồng thời các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi: Làm thế nào để bón phân hợp lí? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tìm hiểu thông tin SGK, liên hệ kiến thức thực tế và báo cáo các nội dung được giao. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV làm rõ các nội dung phù hợp đối với nhiệm vụ và định hướng nội dung cho HS ghi vào vở. - GV nhận xét bằng lời về mức độ “biết rõ, hiểu rõ” của HS đối với nội dung nhiệm vụ. - GV định hướng bài học tiếp theo: Tìm hiểu về phân bón vô cơ. | III. Một số phân bón phổ biến ở Việt Nam 1. Nguyên nhân - Nông nghiệp là lĩnh vực quan trong trong cơ cấu nền kinh tế của nước ta - Đến năm 2020, Việt Nam có khoảng 19,7 triệu ha đất trồng trọt. - Đa dạng về các loại cây trồng: cây lương thực, cây vườn ngắn ngày và lâu năm… → nhu cầu sử dụng phân bón rất lớn về khối lượng, đa dạng về chủng loại. 2. Một số loại phân bón được dùng phổ biến ở nước ta a) Phân bón vô cơ - Phân đạm: phân urea ((NH2)2CO), SA ((NH2)2SO4), DAP ((NH2)2HPO4 ... - Phân kali (K2O) và phân lân (P2O5) - Phân NPK b) Phân hữu cơ - Do nhà máy sản xuất: - Sản xuất tại hộ gia đình: https://www.youtube.com/watch?v=Ztemi-4L1aI - Gợi ý trả lời câu hỏi thảo luận: Tham khảo phần Kiến thức bổ trợ trang 9 sách CĐHT. ⇨ Kết luận: + Các loại phân bón vô cơ được dùng phổ biến ở nước ta là phân urea, phân SA, phân DAP, nhiều loại phân kali, nhiều loại phân lân và nhiều loại phân NPK. + Nhiều loại phân bón được sản xuất tại gia đình, nông trại hoặc từ nhà máy cũng được sử dụng rất phổ biến. + Nước ta sản xuất được phần lớn lượng phân bón cung cấp cho nông nghiệp. Tuy nhiên, một số loại phân bón cần được nhập khẩu do chưa sản xuất được hoặc sản lượng trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức về các loại phân bón sử dụng phổ biến ở Việt Nam, vai trò của mỗi loại phân bón và mối quan hệ giữa phân bón với đất và cây trồng.
- Nội dung: HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
- Sản phẩm: Đáp án câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
- Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho HS trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm về các nội dung liên quan đến phân bón.
Câu 1: Chọn câu đúng:
- Phân đạm là những hợp chất cung cấp N cho cây trồng.
- Phân đạm là những hợp chất cung cấp P và N cho cây trồng.
- Phân lân là những hợp chất cung cấp K cho cây trồng.
- Phân kali là những hợp chất cung cấp K và P cho cây trồng
Câu 2: Urea có công thức hóa học là (NH2)2CO, đây là một loại phân bón hóa học quan trọng và phổ biến trong nông nghiệp. Urê thuộc loại phân bón hóa học nào sau đây?
- phân đạm. B. phân NPK. C. phân lân. D. phân kali.
Câu 3: Để khử chua cho đất người ta thường sử dụng chất nào sau đây?
- Đá vôi. B. Muối ăn. C. Phèn chua. D. Vôi sống.
Câu 4: Đất chua thích hợp trồng loại cây nào dưới đây?
- Bắp cải. B. Táo. C. Hoa đồng tiền. D. Hoa tulip.
Câu 5: Bón phân hợp lí là
- Sau khi thu hoạch phải bổ sung lượng phân cần thiết cho đất.
- Bón đúng lúc, đúng lượng, đúng loại và đúng cách.
- Phải bón đủ cho cây ba loại nguyên tố quan trọng là N, P, K.
- Phải bón thường xuyên cho cây.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện HS giơ tay phát biểu.
- Các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV chữa bài, chốt đáp án.
- GV nhận xét thái độ học tập, phương án trả lời của HS, ghi nhận và tuyên dương.
Đáp án
1. A | 2. A | 3. D | 4. B | 5. B |
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức trả lời các bài tập trang 10.
- b) Nội dung: HS thảo luận theo cặp đôi trả lời bài 1 - 5 trang 10 sách CĐHT.
- c) Sản phẩm: Gợi ý trả lời bài 1 - 5 trang 10 sách CĐHT.
- d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi trả lời bài 1 - 5 trang 10 sách CĐHT.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ và thảo luận trả lời bài 1 - 5 trang 10 sách CĐHT.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện nhóm HS trả lời câu hỏi.
- HS nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV chữa bài, chốt đáp án.
- GV nhận xét thái độ làm việc, sản phẩm, phương án trả lời của các học sinh, ghi nhận và tuyên dương.
Gợi ý trả lời:
- Bài 1 trang 10 sách CĐHT: Những phát biểu đúng: a, b, d.
+ Phát biểu c sai vì phân bón hữu cơ là sản phẩm của quá trình xử lí chất hữu cơ tự nhiên, có thể bổ sung thêm một số nguyên tố dinh dưỡng, vi sinh vật, sinh vật có ích cho đất và cây trồng.
- Bài 2 trang 10 sách CĐHT: Nếu vùi bột mịn của quặng apatite vào đất thì sẽ cung cấp cho cây trồng các nguyên tố dinh dưỡng: Ca, P. Ngoài ra, còn có O, H, Cl.
- Bài 3 trang 10 sách CĐHT: Phân urea thành phần chính là (NH2)2CO, phân ammonium chloride thành phần chính là NH4Cl cùng cung cấp nguyên tố dinh dưỡng chính là nitrogen (N). Ngoài ra, chúng còn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng H, C, O, Cl cho cây.
- Bài 4 trang 10 sách CĐHT:
+ Phân bón hữu cơ vừa là nguồn cung cấp nguyên tố dinh dưỡng, vừa là nguồn cung cấp vi sinh vật có ích cho đất và cây trồng.
+ Vì phân bón hữu cơ là sản phẩm của quá trình xử lí chất hữu cơ tự nhiên, có thể bổ sung thêm một số nguyên tố dinh dưỡng, vi sinh vật, sinh vật có ích cho đất và cây trồng.
- Bài 5 trang 10 sách CĐHT: Mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây trồng lại có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau do đó cần sử dụng phân bón phù hợp với mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây trồng.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ghi nhớ kiến thức trong bài.
- Chuẩn bị bài 2. Phân bón vô cơ.
MỘT VÀI THÔNG TIN
- Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
- Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
- Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên
PHÍ GIÁO ÁN:
- Phí giáo án: 350k/cả năm
=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH ĐẶT TRƯỚC:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước