Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi. a) – Sao cụ lo xa quá thế? Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại? – Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà l

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
a) – Sao cụ lo xa quá thế? Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại?
– Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?
b) Nghe con giục, bà mẹ đến hỏi phú ông. Phú ông ngần ngại. Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao?
Câu hỏi:
– Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?
– Những câu nghi vấn đó được dùng để làm gì?
– Trong những câu nghi vấn đó, câu nào có thể thay thế được bằng một câu không phải là câu nghi vấn mà có ý nghĩa tương đương? Hãy viết những câu có ý nghĩa tương đương đó.


– Có những câu nghi vấn sau:
a) "Sao cụ lo xa quá thế?"; "Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại?"; "Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?"
b) "Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao?"
- Mục đích của các câu nghi vấn trên:
+ Trong (a): câu 1: phủ định; câu 2: phủ định; câu 3: phủ định.
+ Trong (b): bộc lộ sự băn khoăn, ngần ngại.
- Câu có thể thay thế:
a) "Sao cụ lo xa quá thế?" >>> "Cụ không phải lo xa quá như thế."
"Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại?" >>> "Không nên nhịn đói mà để tiền lại."
"Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?" >>> "Ăn hết thì lúc chết không có tiền để mà lo liệu."
b) "Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao?" >>> "Không biết chắc là thằng bé có thể chăn dắt được đàn bò hay không


Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác