Viết công thức Lewis của CF4, C2H6, C2H4 và C2H2.
Bài tập
Bài 1: Viết công thức Lewis của CF4, C2H6, C2H4 và C2H2.
Bài 2: Viết công thức Lewis của H2O. Dự đoán dạng hình học phân tử và dạng lai hóa của nguyên tử trung tâm.
Bài 3: Dựa theo công thức Lewis của CHCl3 xác định được dạng lai hóa của nguyên tử trung tâm C trong phân tử này là
A. sp B. sp2 C. sp3
Bài 4*: Xác định công thức Lewis của nitric acid (HNO3). Cho biết nguyên tử H liên kết với O mà không phải với N.
Bài 5*: Viết công thức Lewis và xác định dạng hình học của CS2. Xác định dạng lai hóa của nguyên tử trung tâm C trong phân tử này.
Bài 6*: Viết công thức Lewis của PCl5 và SF6
Bài 1:
Công thức Lewis của CF4
Bước 1: Tính tổng số electron hóa trị (N1) của phân tử CF4.
C có 4 electron hóa trị, F có 7 electron hóa trị.
Trong phân tử CF4 có 1 nguyên tử C và 4 nguyên tử F. Vậy N1 = 1.4 + 4.7 = 32 electron
Bước 2: Vẽ khung phân tử tạo bởi liên kết đơn giữa các nguyên tử:
Số electron hóa trị đã dùng để xây dựng khung là N2 = 4.2 = 8 electron
Số electron hóa trị còn lại là N3 = N1 – N2 = 32 – 8 = 24 electron
Bước 3: Sử dụng 24 electron này để tạo octet cho F trước (vì F có độ âm điện cao hơn)
Bước 4: Nguyên tử C đã đạt được octet. Vậy công thức Lewis của CF4 là
Công thức Lewis của C2H6
Bước 1: Tính tổng số electron hóa trị (N1) của phân tử C2H6.
C có 4 electron hóa trị, H có 1 electron hóa trị.
Trong phân tử C2H6 có 2 nguyên tử C và 6 nguyên tử H. Vậy N1 = 2.4 + 6.1 = 14 electron
Bước 2: Vẽ khung phân tử tạo bởi liên kết đơn giữa các nguyên tử:
Số electron hóa trị đã dùng để xây dựng khung là N2 = 7.2 = 14 electron
Số electron hóa trị còn lại là N3 = N1 – N2 = 14 – 14 = 0 electron
Bước 3: Nguyên tử C và H đều đã được octet.
Vậy công thức Lewis của C2H6 là
Công thức Lewis của C2H4
Bước 1: Tính tổng số electron hóa trị (N1) của phân tử C2H4:
C có 4 electron hóa trị, H có 1 electron hóa trị. Trong phân tử C2H4, có 2 nguyên tử C và 4 nguyên tử H. Vậy N1 = 2.4 + 4.1 = 12 electron
Bước 2: Vẽ khung phân tử tạo bởi liên kết đơn giữa các nguyên tử.
Số electron hóa trị đã dùng để xây dựng khung là N2 = 5.2 = 10 electron
Số electron hóa trị còn lại là N3 = N1 – N2 = 12 – 10 = 2 electron
Bước 3: Sử dụng N3 = 2 electron để tạo octet cho C trước
Bước 4: Đã sử dụng hết 2 electron để tạo octet cho C. Tuy nhiên C còn lại chưa đủ octet nên ta chuyển 1 cặp electron của nguyên tử C vừa được tạo octet tạo thành cặp electron dùng chung giữa hai nguyên tử C. Các nguyên tử H đã đủ octet.
Vậy công thức Lewis của C2H4 là
Công thức lewis của C2H2
Bước 1: Tính tổng số electron hóa trị (N1) của phân tử C2H2:
C có 4 electron hóa trị, H có 1 electron hóa trị. Trong phân tử C2H2, có 2 nguyên tử C và 2 nguyên tử H. Vậy N1 = 2.4 + 2.1 = 10 electron
Bước 2: Vẽ khung phân tử tạo bởi liên kết đơn giữa các nguyên tử:
Số electron hóa trị đã dùng để xây dựng khung là N2 = 3.2 = 6 electron
Số electron hóa trị còn lại là N3 = N1 – N2 = 10 – 6 = 4 electron
Bước 3: Sử dụng N3 = 4 electron để tạo octet cho một C trước
Bước 4: Đã sử dụng hết 4 electron để tạo octet cho một C. Tuy nhiên C còn lại chưa đủ octet nên ta chuyển 2 cặp electron của nguyên tử C vừa được tạo octet tạo thành cặp electron dùng chung giữa hai nguyên tử C. Các nguyên tử H đã được octet.
Vậy công thức Lewis của C2H2 là
Bài 2: Công thức Lewis của H2O
Bước 1: Tính tổng số electron hóa trị (N1) của phân tử H2O:
O có 6 electron hóa trị, H có 1 electron hóa trị. Trong phân tử H2O, có 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O. Vậy N1 = 2.1 + 1.6 = 8 electron
Bước 2: Vẽ khung phân tử tạo bởi liên kết đơn giữa các nguyên tử:
H - O - H
Số electron hóa trị đã dùng để xây dựng khung là N2 = 2.2 = 4 electron
Số electron hóa trị còn lại là N3 = N1 – N2 = 8 – 4 = 4 electron
Bước 3: Sử dụng N3 = 4 electron để tạo octet cho O. Các nguyên tử H đã được octet.
Công thức Lewis của H2O là
Dự đoán hình dạng phân tử và dạng lai hóa của nguyên tử trung tâm O
Xung quanh nguyên tử trung tâm O có 4 đám mây E (hai cặp electron chưa liên kết và hai cặp electron chung), do lực đẩy giữa các đám mây nên 4 đám mây E này phải có vị trí xa nhau nhất ⇒ 4 đám mây hướng về 4 đỉnh của một hình tứ diện đều.
⇒ Dự đoán phân tử nước có cấu tạo góc (góc liên kết 109,5o); nguyên tử trung tâm O ở dạng lai hóa sp3:
1 AO 2s tổ hợp với 3 AO 2p tạo 4 AO lai hóa sp3
2 AO lai hóa sp3 chứa electron độc thân của nguyên tử O xen phủ với 2 AO s của nguyên tử H tạo thành 2 liên kết σ.
(Do cặp electron chưa liên kết chiếm khoảng không gian lớn hơn so với các cặp electron liên kết, tương tác đẩy giữa các cặp electron chưa liên kết lớn hơn tương tác đẩy giữa các cặp electron liên kết, nên góc liên kết HOH thực tế bằng 104,5o, nhỏ hơn góc hóa trị theo lí thuyết (109,5o))
Bài 3: Đáp án: C
Công thức Lewis của CHCl3 là
Nguyên tử trung tâm C có 4 liên kết đơn xung quanh tương ứng với 4 đám mây electron. Công thức VSEPR của CHCl3 là AE4
Do 4 đám mây hướng tới 4 đỉnh của một tứ diện nên dạng hình học không gian của CHCl3 có dạng tứ diện
⇒ Trạng thái lai hóa của nguyên tử C trong phân tử CHCl3 là sp3.
Bài 4*:
Bước 1: Tính tổng số electron hóa trị (N1) của phân tử HNO3:
N có 5 electron hóa trị, O có 6 electron hóa trị, H có 1 electron hóa trị.
Trong phân tử HNO3, có 1 nguyên tử H, 3 nguyên tử O và 1 nguyên tử N
⇒ Tổng số electron hóa trị N1 = 1.1 + 3.6 + 1.5 = 24 electron
Bước 2: Vẽ khung phân tử tạo bởi liên kết đơn giữa các nguyên tử:
Số electron hóa trị đã dùng để xây dựng khung là N2 = 4.2 = 8 electron
Số electron hóa trị còn lại là N3 = N1 – N2 = 24 – 8 = 16 electron
Bước 3: Sử dụng N3 = 16 electron để tạo octet cho O trước
Bước 4: Đã sử dụng hết 16 electron để tạo octet cho O. Tuy nhiên N chưa đủ octet nên ta chuyển 1 cặp electron của nguyên tử O (không liên kết với H) tạo thành cặp electron dùng chung cho hai nguyên tử O và N
Bài 5*:
Công thức Lewis của CS2
Bước 1: Tính tổng số electron hóa trị (N1) của phân tử CS2:
C có 4 electron hóa trị, S có 6 electron hóa trị.
Trong phân tử CS2, có 1 nguyên tử C, 2 nguyên tử S
⇒ Tổng số electron hóa trị N1 = 1.4 + 2.6 = 16 electron
Bước 2: Vẽ khung phân tử tạo bởi liên kết đơn giữa các nguyên tử:
S - C - S
Số electron hóa trị đã dùng để xây dựng khung là N2 = 2.2 = 4 electron
Số electron hóa trị còn lại là N3 = N1 – N2 = 16 – 4 = 12 electron
Bước 3: Sử dụng N3 = 12 electron để tạo octet cho S trước
Bước 4: Đã sử dụng hết 12 electron để tạo octet cho S. Tuy nhiên C chưa đủ octet nên ta chuyển 1 cặp electron của mỗi nguyên tử S tạo thành cặp electron dùng chung cho hai nguyên tử C và S
Xung quanh nguyên tử C có hai đám mây electron hóa trị, do lực đẩy giữa 2 đám mây electron nên 2 đám mây này phải xa nhau nhất → CS2 có dạng đường thẳng theo mô hình VSEPR.
Bài 6*:
Công thức Lewis của PCl5:
Bước 1: Tính tổng số electron hóa trị (N1) của phân tử PCl5
P có 5 electron hóa trị, Cl có 7 electron hóa trị. Trong phân tử PCl5, có 1 nguyên tử P và 5 nguyên tử Cl. Vậy N1 = 1.5 + 5.7 = 40 electron
Bước 2: Vẽ khung phân tử tạo bởi liên kết đơn giữa các nguyên tử:
Số electron hóa trị đã dùng để xây dựng khung là N2 = 5.2 = 10 electron
Số electron hóa trị còn lại là N3 = N1 – N2 = 40 – 10 = 30 electron
Bước 3: Sử dụng N3 = 30 electron để tạo octet cho 5 Cl trước
Bước 4: Đã sử dụng hết 6 electron để tạo octet cho một Cl. P đã đủ octet
Vậy công thức Lewis của PCl5 là
Công thức Lewis của SF6:
Bước 1: Tính tổng số electron hóa trị (N1) của phân tử SF6
S có 6 electron hóa trị, F có 7 electron hóa trị.
Trong phân tử SF6, có 1 nguyên tử S và 6 nguyên tử F.
Vậy N1 = 1.6 + 6.7 = 48 electron
Bước 2: Vẽ khung phân tử tạo bởi liên kết đơn giữa các nguyên tử:
Số electron hóa trị đã dùng để xây dựng khung là N2 = 6.2 = 12 electron
Số electron hóa trị còn lại là N3 = N1 – N2 = 48 – 12 = 36 electron
Bước 3: Sử dụng N3 = 36 electron để tạo octet cho 6 F trước
Bước 4: Đã sử dụng hết 6 electron để tạo octet cho một F và S đã đủ octet
Vậy công thức Lewis của SF6 là
Bình luận