Giải Chuyên đề Hoá học 10 Cánh diều bài 5 Sơ lược về phản ứng cháy và nổ

Hướng dẫn giải chuyên đề bài 5 Sơ lược về phản ứng cháy và nổ trang 34, sách chuyên đề Hóa học 10 Cánh diều. Bộ sách được biên soạn nhằm góp phần phát triển năng lực vận dụng tri thức cho các em. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu hỏi khởi động

Quan sát Hình 5.1 và Hình 5.2, cho biết trường hợp nào có thể gây cháy, nổ; trường hợp nào không? Giải thích.

I. Phản ứng cháy

1. Khái niệm

Câu hỏi 1: Em hãy chỉ ra những sự khác biệt có thể cảm nhận và quan sát được của hai quá trình oxi hóa – khử mô tả ở Hình 5.3a và 5.3b.

Câu hỏi 2: Em hãy chỉ ra những quá trình xảy ra trong thực tế có gắn với phản ứng cháy.

Vận dụng 1: Bóng đèn điện (bóng dây tóc, bóng huỳnh quang) phát nhiệt và ánh sáng có phải do nguyên nhân gây ra bởi phản ứng cháy hay không?

2. Điều kiện để xảy ra phản ứng cháy

Câu hỏi 3: Hãy lấy một số ví dụ phản ứng cháy của chất hữu cơ, phản ứng cháy của chất vô cơ. Nêu các điều kiện để các phản ứng này xảy ra.

Câu hỏi 4: Vụ cháy rừng Amazon gây thiệt hại nặng nề tới cả thể giới đã diễn ra trong thế kỉ XXI. Thảo luận về nguyên nhân gây cháy và tác hại của đám cháy đó.

Vận dụng 2: Một số hydrocarbon trong bình gas tạo với không khí hỗn hợp nổ ngay ở nồng độ rất thấp: C5H12 1,4%, C4H10 1,6%, CH4 4,4%. Nêu các nguyên nhân có thể gây ra các vụ cháy, nổ bình gas.

3. Điểm chớp cháy, nhiệt độ tự bốc cháy, nhiệt độ ngọn lửa

Vận dụng 3: Vì sao ở ngay điều kiện nhiệt độ phòng (khoảng 25oC), cần phải bảo quản xăng cần thận hơn so với dầu hỏa?

Vận dụng 4: Vì sao nhiệt độ tự bốc cháy của xăng lớn hơn nhiệt độ tự bốc cháy của da làm túi xách nhưng người ta chỉ đặt biển cấm lửa tại các trạm bơm xăng?

II. Phản ứng nổ

Câu hỏi 5: Hãy kể một số quá trình nổ quan sát được trong thực tế.

Vận dụng 5: Phích đựng nước với phần ruột làm bằng thủy tinh tráng bạc gồm hai lớp, giữa hai lớp này là chân không. Giải thích vì sao nổ ruột phích đựng nước là sự nổ vật lí.

Câu hỏi 6: Các trường hợp sau đây là nổ vật lí hay nổ hóa học?

a) Nổ nồi áp suất khi đun nấu.

b) Nổ khoang tàu chứa dầu đã hút cạn dầu.

Câu hỏi 7: Trong trường hợp nào thì phản ứng của CH4 với O2 là phản ứng cháy, phản ứng nổ? Thảo luận tương tự với trường hợp của cồn.

Luyện tập: Áp dụng điều kiện cháy theo “tam giác lửa” cho phản ứng nổ có luôn đúng hay không?

Vận dụng 6: Quả bóng bay, khi được bơm bằng hydrogen sẽ bay rất cao do khí hydrogen rất nhẹ. Tuy nhiên, đã có nhiều vụ nổ thương tâm gây ra bởi bóng bay hydrogen.

a) Có thể thay hydrogen bằng khí nào khác an toàn hơn?

b) Thảo luận cách phòng tránh các vụ nổ gây bởi bóng bay hydrogen.

Câu hỏi 8: Nổ bụi có thể gây ra bởi (các) bụi mịn nào sau đây: bụi đường ăn, bụi giấy, bụi cát?

Bài tập

Bài 1: Phân loại các chất, thiết bị sau vào ba nhóm nhiên liệu, chất oxi hóa và nguồn nhiệt: lò sưởi, ngọn lửa, oxygen trong bình chứa, diêm, bật lửa, gỗ, giấy, thiết bị điện, không khí.

Bài 2: Nhựa PVC có công thức cấu tạo là khi bị đốt cháy có thể sinh ra các sản phẩm nào? Phân tích về tác hại (nếu có) của những sản phẩm đó.

Bài 3: Dựa vào điểm chớp cháy của các chất hữu cơ dưới đây, hãy cho biết những chất nào là chất lỏng dễ cháy; chất lỏng có thể cháy.

Bảng 5.1. Điểm chớp cháy của một số chất hữu cơ

Chất

Benzene

Ethanol

Butane

Hexanol

Acetone

Glycerol

Điểm chớp cháy (oC)

-11

13

-60

60

-18

160

Bài 4: Hãy nêu vai trò của dây dẫn điện tiếp đất (ở các nhà máy, công xưởng, sợi xích sắt tiếp đất của ô tô chở xăng dầu,...)

Bài 5: Nổ khí trong bếp gas gia đình thường là sự nổ hóa học nhưng đôi khi lại là nổ vật lí. Hãy cho biết khi nào thì gây ra sự nổ hóa học, khi nào thì gây ra sự nổ vật lí.

Từ khóa tìm kiếm: Giải chuyên đề hóa học 10 Cánh diều, giải CĐ hóa học 10 CD, giải CĐ hóa học 10 Cánh diều bài 5 Sơ lược về phản ứng cháy và nổ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác