Trình bày những nét chính về chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hoá thời Lý.

Câu hỏi phần luyện tập

Câu hỏi 1: Trình bày những nét chính về chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hoá thời Lý.


Những nét chính về chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hoá thời Lý:

- Chính trị: Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý được xây dựng và được hoàn thiện dần từ trung ương đến địa phương.

+ Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư. Đây là bộ luật thành văn đầu tiên của Việt Nam.

+ Quân đội thời Lý gồm hai bộ phận: cấm quân (bảo vệ vua, kinh thành) và quân địa phương (bảo vệ các lộ, phủ).  Lực lượng quân đội chủ yếu gồm quân bộ và quân thuỷ, được trang bị các loại vũ khí như giáo, mắc, đao, kiếm, cùng nó, máy bắn đi...

+ Nhà Lý thi hành chính sách đoàn kết các dân tộc, gà công chúa và ban chức tước cho các tả trường miền núi. Đối với nhà Tống và Chăm-pa, nhà Lý giữ mối quan hệ hoà hiếu.

- Kinh tế:

+ Nông nghiệp: là ngành kinh tế chủ yếu của Đại Việt. Nhà Lý đã thực hiện nhiều chính sách để khuyến khích sản xuất nông nghiệp, như tổ chức lễ Tịch điền, khai khẩn đất hoang, đào kênh mương, đắp đê, ban hành lệnh cấm giết trâu bò để bảo vệ sức kéo.

+ Thủ công nghiệp: sản xuất đồ dùng cho vua, hoàng tộc và các quan trong triều đình. Thủ công nghiệp dân gian tiếp tục phát triển với nhiều ngành nghề, sản phẩm phong phú, tinh xảo như dệt lụa, làm đồ gốm, đồ trang sức, đúc đồng, rèn sắt,...

+ Thương nghiệp: Việc buôn bán trong và ngoài nước được mở rộng, Thăng Long trở thành trung tâm thủ công nghiệp và thương nghiệp của Đại Việt.

- Giáo dục:

+ Năm 1075, triều đình mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại.

+ Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho mở Quốc Tử Giám để dạy học cho các hoàng tử, công chúa, sau đó mở rộng cho con em quý tộc, quan lại, người học giỏi trong nước đến học tập.

- Văn hoá:

+ Tôn giáo: Phật giáo thịnh hành, được đông đào quý tộc, quan lại và các tầng lớp nhân dân tin theo.

+ Văn học: chữ Hán bước đầu phát triển với nhiều thể loại thơ ca, tấn văn, truyện kể. Tiêu biểu là các tác phẩm: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Thị đô tử (Thiên sư Vạn Hạnh), Nam quốc sơn hà (khuyết danh).

+ Vua, quan lại, quý tộc và các tầng lớp nhân dân đều ưa thích múa.

+ Nhiều trò chơi dân gian và các hình thức thi đấu, như đã cầu, đấu vật, đua thuyền được tổ chức thường xuyên.

+ Kiến trúc và điêu khắc đạt nhiều thành tựu, tiêu biểu như tháp Báo Thiên, tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, chuông Quy Điền, Liên Hoa Đài — chùa Một Cột, biểu tượng rồng....


Trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều bài 14 Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009 - 1225) (P2)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác