Trình bày một số hiểu biết của em về thể loại cải lương. Kể tên một vài tác phẩm cải lương nổi tiếng mà em biết.

Câu hỏi 4. Trình bày một số hiểu biết của em về thể loại cải lương. Kể tên một vài tác phẩm cải lương nổi tiếng mà  em biết.


Cải lương là một loại hình hát kịch có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam với sự kết hợp của đờn ca tài tử cùng dân ca của người dân Nam Bộ, âm nhạc cổ điển. Cái tên cải lương ý nói ở đây chính là sửa đổi để trở nên tốt đẹp hơn thể hiện trong biểu diễn, sân khấu cũng như đề tài kịch bản. Tuy nhiên có một số nhà nghiên cứu cho rằng từ Cải Lương ở đây là sự cải cách và lương truyền – làm mới âm nhạc cổ của dân tộc lưu truyền thành tuồng tích để mang tới khán giả, nhân dân cũng như các thế hệ sau này.

Cải lương hồ quảng là gì?

Hồ Quảng là một giai điệu trong cải lương, điệu hoà theo lối Quảng Đông bởi khi du nhập về chịu ảnh hưởng rất lớn bởi cách biểu diễn nơi đây. Hồ Quảng ở đây cúng là một địa danh của Trung Hoa vào thời Nguyên thì đây là từ để chỉ chung các địa danh ở Trung Quốc và Hồ Nam, Hồ Bắc, Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây và gần hết tỉnh Quý Châu.

Cải lương tiếng anh là gì?

Cải lương tiếng anh là gì? Cải lương trong tiếng anh có thể gọi là reformed theater hoặc giữ nguyên tên gốc là Cải Lương. Bởi lẽ hiện nay thì có rất nhiều loại hình nghệ thuật cổ, món ăn không thể dịch sang tiếng anh vì không có từ gần nghĩa, khi đó chúng ta sẽ sử dụng trực tiếp tên riêng để gọi cho chuẩn nhất.

Nguồn gốc cải lương – nghệ thuật dân gian Việt Nam

Không ai biết chính xác nguồn gốc của cải lương ra đời khi nào, chỉ biết rằng vào khoảng năm 1918 sự xuất hiện của tường Gia Long tẩu biểu diễn tại nhà hát Tây Sài Gòn đánh dấu sự mở đầu phát triển cho loại hình nghệ thuật này.

Từ Đờn ca tài tử

Từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 sự phát triển nhanh chóng của nghệ thuật đờn ca tài tử với nhiều nhóm biểu diễn được thành lập với mục đích chủ yếu là để giải trí, phục vụ cho các đám tang, lễ giỗ, cưới hỏi,…nhưng vào lúc bấy giờ chưa có một sân khấu chính thức hay buổi diễn nào chuyên nghiệp được tổ chức trước công chúng.

Đến đối Ca ra bộ

Đờn ca chính thức được biểu diễn trong một rạp chiếu bóng Casino ở Mỹ Tho do thầy Hộ mời Tư Triều về trình diễn và nhanh chóng nhận được nhiều sự yêu thích của công chúng. Đờn ca tài tử mang đủ 4 yếu tố cần có ở một vở diễn trên sân khấu đó là nội dung tác phẩm, nghệ sĩ biểu diễn, mang phong cách riêng và các tổ chức sinh hoạt.

Sau khi được đưa lên các sân khấu biểu diễn lớn, Đờn ca đã phát triển lên nghệ thuật Ca ra bộ tức vừa hát vừa được biểu diễn qua điệu bộ của các nghệ sĩ.

Chính thức hình thành cải lương

Vào ngày 16 tháng 11 năm 1918, tuồng Gia Long tẩu quốc chính thức được biểu diễn trong nhà hát lớn Tây Sài Gòn, thời gian này toàn quyền Đông Dương cũng cho phép mở gánh hát và biểu diễn tại các rạp lớn ở Nam Bộ. Đây chính là dấu mốc đánh dấu sự hình thành của loại hình nghệ thuật cải lương.

Thời gian cải lương hưng thịnh

Vào khoảng thời gian những năm 1960 đây là thời gian phát triển hưng thịnh nhất của nghệ thuật Cải lương tại miền Nam Việt Nam. Các sân khấu cải lương được công chúng đến xem vô cùng nhiều, có rất nhiều nghệ sĩ, nhà soạn, tác giả thời đó có được cuộc sống khấm khá, sung túc hơn nhờ cải lương.

Nhiều nghệ sĩ cải lương nổi tiếng trong giai đoạn này phải kể đến như:Thành Được, Hùng Cường, Tấn Tài, Út Bạch Lan, Ngọc Giàu, Thanh Nga, Lệ Thủy,… gắn liền với các gánh hát nổi danh khắp miền Nam như Đoàn Thanh Minh – Thanh Nga, Thống Nhất, Tiếng Chuông Vàng,…

Cải lương từ sau 1975 – Nay

Từ những năm 80 của thế kỷ 20, nghệ thuật Cải lương bị xuống dốc nhanh chóng bởi đây là thời kỳ đổi mới, nhà nước khuyến khích nhiều các bài nhạc cổ vũ tinh thần xây dựng, cống hiến cũng như ca ngợi Đảng, Nhà nước. Sau khi mở cửa đất nước, có nhiều văn hoá mới được du nhập vào nước ta chẳng hạn như phim ảnh, ca nhạc,… khiến khán giả đến rạp để xem cải lương ít đi rất nhiều, chúng cũng không được giới trẻ đón nhận như trước.

Nhắc tới sự thành công của cải lương thì không thể bỏ qua những nghệ sĩ gạo cội hàng đầu như:

  • Út Trà ôn
  • Út Bạch Lan
  • Thanh Sang
  • Thanh Thanh Hoa
  • Tấn Tài
  • Hữu Phước
  • NSND Ái Liên
  • Tiêu Lang
  • NSƯT Kim Xuân
  • NSND Mạnh Tưởng
  • Tuấn Sửu – Bích Được
  • Thanh Thanh Hiền
  • Bộ đôi Thanh Sang – Thanh Nga
  • Bộ đôi Bạch Tuyết – Hùng Cường
  • Minh Vương – Lệ Thủy

Các vở cải lương nổi tiếng nhất

Dưới đây là một số vở cải lương nổi tiếng cổ mà nhất định bạn phải thưởng thức một lần để hiểu rõ hơn về cái hay cái đẹp của loại hình nghệ thuật này.

1. Kiếp nào có yêu nhau

Đây là một trong các vở cải lương nổi tiếng nhất do nghệ sĩ Tấn Tài biểu diễn. Nội dung kể về câu chuyện tình buồn giữa Mộ Dung Thạch và tiểu thư Thiên Kim. Cuộc đời chia rẽ họ khiến họ không thể đến được với nhau. Tác phẩm do soạn giả Nguyên Thảo và Hạnh Trung thực hiện.

2. Xin một lần yêu nhau

Xin một lần yêu nhau là vở cải lương cổ kinh điển nổi bật kể về những tâm sự buồn của cặp đôi tình nhân Âu Thiên Vũ và Hồ Như Thuỷ. Những lời than toán về số phận, định kiến xã hội cũng như lòng tham đã chia rẽ hai người, mong có kiếp sau nối lại lòng chung thuỷ, son sắt này. Đây cũng là một tác phẩm do soạn giả Nguyên Thảo thực hiện.

3. Đêm lạnh chùa hoang

Đêm lạnh chùa hoang cũng được coi là một trong các vở cải lương nổi tiếng nhất mà bạn không thể bỏ lỡ. Nội dung câu chuyện là mối tình trắc trở của Bảo Xuyên và Lĩnh Sơn. Giữa nhiệm vụ của đất nước và tình yêu sắt son họ nguyện chết vì nhau để hoàn thành cả hai. Vở diễn để lại ấn tượng sâu đậm với người xem bởi hình ảnh Lĩnh Sơn hoàn thành được nhiệm vụ nhưng cuối cùng lại ôm xác người yêu trên tay và mất đi người quan trọng ấy vĩnh viễn.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác