Trả lời câu hỏi C5,C6 bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng sgk Vật lí 9 trang 110

Trang 110 Sgk Vật lí lớp 9

Trả lời câu hỏi C5,C6 bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng - sgk Vật lí 9 trang 110

Có thể dùng phương pháp che khuất sau đây để vẽ đường truyền của tia sáng từ nước sang không khí.

a) Bố trí thí nghiệm như hình 40.3, trong đó A và B là vị trí cắm hai đinh ghim trên phần miếng gỗ nhúng trong nước.

b) Tìm vị trí đặt mắt để thấy đinh ghim B che khuất đinh ghim A. Đưa đinh ghim C tới vị trí sao cho nó che khuất đồng thời cả A và B (đinh ghim C không được vẽ trên hình 40.3)

C5. Chứng minh rằng: Đường nối các vị trí của ba đinh ghim A,B,C là đường truyền của tia sáng từ đinh ghim A tới mắt

C6. Nhận xét đường truyền của tia sáng, chỉ ra điểm tới, tia tới, tia khúc xạ, vẽ pháp tuyến tại điểm tới. So sánh độ lớn góc khúc xạ và góc tới


C5.

  • Đinh ghim B che khuất đinh ghim A, tức là mắt nhìn thấy đinh ghim B mà không thấy đinh ghim A , như vậy ánh sáng từ đinh ghim A phát ra đã bị đinh ghim B che khuất, không đến được mắt.
  • Đưa đinh ghim C tới vị trí sao cho nó che khuất cả A và B tức là mắt chỉ nhìn thấy đinh ghim C mà không thấy A, B, như vậy ánh sáng từ các đinh ghim A, B phát ra đã bị đinh ghim C che khuất không đến được mắt.
  • Khi bỏ các đinh ghim B, C đi thì ta lại nhìn thấy đinh ghim A tức là ánh sáng từ đinh ghim A phát ra đã truyền qua nước và không khí đến được mắt.

Vậy đường nối vị trí của ba đinh ghim A, B, C biểu diễn đường truyền của tia sáng từ đinh ghim A tới mắt. 

C6.Đường truyền của tia sáng từ nước sang không khí bị khúc xạ tại mặt phân cách giữa nước và không khí. I là điểm tới, SI là tia tới, IK là tia khúc xạ. Góc khúc xạ lớn hơn góc tới . 

Trả lời câu hỏi C5,C6 bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng - sgk Vật lí 9 trang 110


Trắc nghiệm vật lí 9 bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng (P2)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác