Giải bài 34 vật lí 9: Máy phát điện xoay chiều

Máy phát điện xoay chiều là gì ? Có những cách nào làm quay máy phát điện xoay chiều ? Để trả lời câu hỏi này, Tech12h xin chia sẻ với các bạn bài Máy phát điện xoay chiều thuộc chương trình SGK vật lí 9. Hi vọng, với cách hướng dẫn giải chi tiết các bài tập thì đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.

Giải bài 34 vật lí 9: Máy phát điện xoay chiều

Nội dung bài viết gồm 2 phần:

  • Lý thuyết
  • Hướng dẫn giải bài tập SGK 

A. LÝ THUYẾT  

  • Các máy phát điện xoay chiều đều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn. Một trong hai bộ phận đó đứng yên gọi là stato, bộ phận còn lại có thể quay được gọi là roto. 
  • Máy phát điện trong công nghiệp có thể cho dòng điện có cường độ 10kA và hiệu điện thế xoay chiều (còn gọi là điện áp) 10,5kV, đường kính tiết diện ngang của máy đến 4m, chiều dài đến 20m, cong suất 110MW. Trong các máy này, các cuộn dây là stato, còn roto là nam châm điện mạnh. Ở Việt Nam, các máy cung cấp điện có tần số 50Hz cho lưới điện quốc gia.
  • Trong kĩ thuật, có nhiều cách làm quay roto của máy phát điện, ví dụ như dùng động cơ nổ, dùng tuabin nước, dùng cánh quạt gió.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi cuối bài

Trang 93 Sgk Vật lí lớp 9 

Hình 34.1 vẽ sơ đồ cấu tạo của máy phát điện có cuộn dây quay và Hình 34.2 vẽ sơ đồ máy phát điện có nam châm quay 

Hãy chỉ ra những bộ phận chính của mỗi loại máy phát điện này và nêu lên chỗ giống nhau, khác nhau của chúng

Trang 93 Sgk Vật lí lớp 9 

Giải thích vì sao khi cho nam châm (hoặc cuộn dây) quay ta lại thu được dòng điện xoay chiều trong các máy trên khi nối hai cực của máy với các dụng cụ tiêu thụ điện.

Hướng dẫn giải bài tập cuối bài

Câu 3: Trang 94 Sgk Vật lí lớp 9 

Hãy so sánh chỗ giống và khác nhau về cấu tạo và hoạt động của đinamô ở xe đạp và máy phát điện xoay chiều trong công nghiệp.

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác