Giải bài 26 vật lí 9: Ứng dụng của nam châm

Nam châm có những ứng dụng nào trong thực tế ? Để hiểu rõ hơn về điều đó, Tech12h xin chia sẻ bài Ứng dụng của nam châm thuộc chương trình SGK lớp 9. Hi vọng với kiến thức trọng tâm và hướng dẫn trả lời câu hỏi một cách chi tiết, đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.

Giải bài 26 vật lí 9: Ứng dụng của nam châm

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. Loa điện

1. Nguyên tắc hoạt động của loa điện

  • Loa điện hoạt động dựa vào tác dụng từ của nam châm lên ống dây có dòng điện chạy qua.
  • Khi dòng điện chạy qua, ống dây chuyển động.
  • Khi cường độ dòng điện thay đổi, ống dây dịch chuyển dọc theo khe hở giữa hai cực của nam châm.

2. Cấu tạo của loa điện

  • Bộ phận chính của loa điện gồm một ống dây L được đặt trong từ trường của một nam châm mạnh E, một đầu của ống dây được gắn chặt vào màng loa M. 

Bài 26: Ứng dụng của nam châm

II. Rơle điện từ

1. Cấu tạo và hoạt động của role diện từ

  • Role điện từ là một thiết bị tự động đóng, ngắt mạch điện, bảo vệ và điều khiển sự làm việc của mạch điện.
  • Bộ phận chủ yếu gồm một nam châm điện và một thanh sắt non.

2. Chuông báo động

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Trang 71 - SGK vật lí 9 

Tại sao khi đóng công thức K để dòng điện chạy trong mạch điện 1 thì động cơ M ở mạch điện 2 làm việc?

Câu 2: Trang 71 - SGK vật lí 9

Nghiên cứu sơ đồ hình 26.4 để nhận biết các bộ phận chính của hệ thống chuông báo động và cho biết:

  • Khi đóng cửa, chuông có kêu không, tại sao?
  • Tại sao chuông lại kêu khi cửa bị hé mở?

Câu 3: Trang 72 - SGK vật lí 9

Trong bệnh viện,làm thế nào mà bác sĩ có thể lấy mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân khi không sử dụng panh hoặc kim? Bác sĩ có thể sử dụng nam châm được không? Vì sao?

Câu 4: Trang 72 - SGK vật lí 9

Hình 26.5 mô tả cấu tạo của một rơle dòng, là loại rơle mắc nối tiếp vói thiết bị cần bảo vệ. Bình thường, khi dòng điện qua động cơ điện ở mức cho phép thì thanh sắt S bị lò xo L kéo sang phải làm đóng các tiếp điểm 1,2. Động cơ làm việc bình thường. Giải thích vì sao khi dòng điện qua động cơ tăng quá mức cho phép thì mạch điện tự động ngắt và động cơ ngừng làm việc?

 Ứng dụng của nam châm

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác