Tính $\Delta _{r}G_{298}^{o}$ của các phản ứng sau và cho biết ở điều kiện chuẩn các phản ứng có tự xảy ra hay không.

II. Biến thiên năng lượng tự do Gibbs và khả năng xảy ra của phản ứng hóa học

Luyện tập 3: Tính $\Delta _{r}G_{298}^{o}$ của các phản ứng sau và cho biết ở điều kiện chuẩn các phản ứng có tự xảy ra hay không.

a) H2(g) + Cl2(g) → 2HCl(g)    $\Delta _{r}H_{298}^{o}$ = -184,6 kJ

b) CH4(g) + 2O2(g) → CO2(g) + 2H2O(l) $\Delta _{r}H_{298}^{o}$= -890,3 kJ

c) 2Na(s) + O2(g) → Na2O2(s) $\Delta _{r}H_{298}^{o}$ = -510,9 kJ

Vận dụng 1: Từ giá trị $\Delta _{r}H_{T}^{o}$của phản ứng (2) ở nhiệt độ 298 K và 203 K, hãy cho biết ở nhiệt độ thấp hơn hay cao hơn thì phản ứng diễn ra thuận lợi hơn?

Vận dụng 2: Phản ứng (3) trong thực tế còn gọi là phản ứng gì?

Vận dụng 3: Mặc dù phản ứng (3) có thể xảy ra ở nhiệt độ 848oC, nhưng trong thực tế người ta thường nung nóng CaCO3 tới nhiệt độ 1 000oC. Giải thích vì sao?


Luyện tập 3:

a) H2(g) + Cl2(g) → 2HCl(g)   

Ở điều kiện chuẩn T = 298 K, Ta có:

Ta có: $\Delta _{r}S_{298}^{o}$  = 2$S_{298}^{o}$ (HCl(g)) - $S_{298}^{o}$(H2 (g)) - $S_{298}^{o}$(Cl2 (g)) = 2.186,9 - 130,7 - 223,1 = 20J/K

$\Delta _{r}G_{298}^{o}$ = $\Delta _{r}H_{298}^{o}$  - 298. $\Delta _{r}S_{298}^{o}$  = -184,6.103 – 298.20 = -190560 J < 0

Vậy ở điều kiện chuẩn phản ứng này tự xảy ra

b) CH4(g) + 2O2(g) → CO2(g) + 2H2O(l)

Ta có:

$\Delta _{r}S_{298}^{o}$  = $S_{298}^{o}$ (CO2(g)) + 2. $S_{298}^{o}$ (H2O(g)) - $S_{298}^{o}$ (CH4(g))  - $S_{298}^{o}$ (O2(g)) = 213,8 + 2.188,7 – 186,3 – 2. 205,2 = -5,5 J/K

Ở điều kiện chuẩn T = 298 K

Ta có: $\Delta _{r}G_{298}^{o}$ = $\Delta _{r}H_{298}^{o}$  - 298. $\Delta _{r}S_{298}^{o}$ = -890,3.103 – 298.(-5,5) = -888661 J < 0

Vậy ở điều kiện chuẩn phản ứng này tự xảy ra

c) 2Na(s) + O2(g) → Na2O2(s)

Ta có:

$\Delta _{r}S_{298}^{o}$ = $S_{298}^{o}$ (Na2O2(s))  - 2. $S_{298}^{o}$ (Na(s)) - $S_{298}^{o}$(O2(g)) = 95,0 – 2.51,3 – 205,2 = -212,8 J/K

Ở điều kiện chuẩn T = 298 K

Ta có: $\Delta _{r}G_{298}^{o}$ = $\Delta _{r}H_{298}^{o}$  - 298. $\Delta _{r}S_{298}^{o}$ = -510,9.103 – 298.(-212,8) = -447485,6 J < 0

Vậy ở điều kiện chuẩn phản ứng này tự xảy ra

Vận dụng 1 

Phản ứng (2): 2NO (g) + O2 (g) → 2NO (g)

Trong phản ứng (2), $\Delta _{r}G_{273}^{o}$ = - 79 050 J có giá trị âm hơn $\Delta _{r}G_{298}^{o}$  = -75 300 J vì thế ở nhiệt độ thấp hơn thì phản ứng diễn ra thuận lợi hơn

Vận dụng 2: Phản ứng (3) trong thực tế còn gọi là phản ứng nung vôi.

Vận dụng 3:

Mặc dù phản ứng (3) có thể xảy ra ở nhiệt độ 848oC, nhưng trong thực tế người ta thường nung nóng CaCO3 tới nhiệt độ 1 000oC vì ở nhiệt độ khoảng 1 000oC thì phản ứng xảy ra mãnh liệt làm tăng năng suất sản xuất vôi sống từ đá vôi.


Từ khóa tìm kiếm Google: Giải chuyên đề hóa học 10 Cánh diều, giải CĐ hóa học 10 CD, giải CĐ hóa học 10 Cánh diều bài 4 Entropy và biến thiên năng lượng tự do Gibbs

Bình luận

Giải bài tập những môn khác