Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục văn bản Tản Viên từ Phán sự lục
Câu hỏi 3: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục văn bản Tản Viên từ Phán sự lục
A. Tác giả
- Nguyễn Dữ (có người đọc là Nguyễn Tự), chưa rõ năm sinh năm mất, sống vào khoảng thế kỉ XVI.
- Quê quán: xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
- Ông xuất thân trong gia đình khoa bảng (cha đỗ tiến sĩ đời Lê Thánh Tông).
- Ông từng đi thi và đã ra làm quan, sau đó không bao lâu thì từ quan lui về ẩn dật.
- Ông để lại tác phẩm nổi tiếng là Truyền kì mạn lục, qua tác phẩm có thể thấy được quan điểm sống và tấm lòng của ông với cuộc đời.
B. Tác phẩm
1. Thể loại truyền kì mạn lục
- Thể loại: Truyền kì là một thể văn xuôi tự sự thời trung đại, phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang đường.
+ Trong truyện truyền kì, thế giới con người và thế giới cõi âm với những thánh thần, ma quỷ có sự tương giao. Điều này đã tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt cho thể loại.
+ Đằng sau những chi tiết phi hiện thực, người đọc có thể tìm thấy những vấn đề cốt lõi của hiện thực cũng như quan niệm và thái độ của tác giả.
- Truyền kì mạn lục là tác phẩm viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI.
- Nhan đề: Truyền kì mạn lục ( truyền kì: loại truyện có yếu tố li kì, hoang đường; mạn: tản mạn; lục: sao lục, ghi chép): ghi chép các truyện li kì tản mạn của dân chúng.
- Nội dung:
+ Hiện thực xã hội đương thời.
+ Số phận con người.
+ Tinh thần dân tộc.
- Nghệ thuật: có sự tham gia của các yếu tố hoang đường, kì ảo.
→ Truyền kì mạn lục vừa có giá trị hiện thực, vừa có giá trị nhân đạo.
2. Thể loại: Truyền kì.
3. Phương thức biểu đạt: Tự sự.
4. Bố cục: 4 phần
+ Phần 1 (Từ đầu đến …không cần gì cả): Tử Văn đốt đền.
+ Phần 2 (Tiếp đến …khó lòng thoát nạn): Tử Văn với viên Bách hộ họ Thôi và Thổ công.
+ Phần 3 (Tiếp đến …sai lính đưa Tử Văn về): Tử Văn thắng kiện.
+ Phần 4 (Còn lại): Tử Văn trở thành phán sự đền Tản Viên.
Xem toàn bộ: Soạn bài Tản Viên từ Phán sự lục
Bình luận