Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam

I. Bài tập đọc hiểu

Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam

(BÙI HỒNG)

1. Vì sao văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” là văn bản nghị luận?

2. Bài Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” (Bùi Hồng) khác truyện Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi) ở điểm nào?

A. Viết về vùng đất giàu đẹp tận cùng phía nam Tổ quốc

B. Viết về con người và đất rừng Cà Mau, Nam Bộ

C. Viết về giá trị của truyện Đất rừng phương Nam

D. Viết về những phẩm chất cao đẹp của con người Nam Bộ

3. (Câu hỏi 3, SGK) Trong phần (3), tác giả đã so sánh hai nhân vật: ông Hai bán rắn và chú Võ Tòng. Dựa vào bài viết, em hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật này.

4. (Câu hỏi 4, SGK) Theo em, mục đích chính của văn bản nghị luận trên là gì? Nội dung của các phần trong văn bản đã làm rõ được mục đích ấy như thế nào?

5. (Câu hỏi 6, SGK) Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” đã giúp em hiểu văn học góp phần mở rộng kiến thức về con người và thế giới xung quanh như thế nào?

6. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Đoàn Giỏi đã từng viết một loạt sách về các con vật trên rừng, dưới biển, trong đó mỗi con (hổ, cá sấu, voi,...), ông đều kể đến trên dưới 50 trang sách. Không phải chỉ có kiến thức về loài, họ, thói quen sinh thái,... mà phần nhiềulà những mẩu chuyện có thật, sinh động xen lẫn những huyền thoại có xuất xứ hẳn hoi. Trong "Đất rừng phương Nam”, ông chỉ sử dụng một phần rất nhỏ vốn sống phong phủ đó mà đã làm người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác: ba ba to bằng cái nia, kì đà lớn hơn chiếc xuồng tam bản, cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi. Người đọc không chỉ ngạc nhiên mà còn thấm đẫm cảm xúc, bởi Đoàn Giỏi là một nhà thơ, một “thi sĩ của đất rừng phương Nam” (ý của Trần Đình Nam). Đó là cảm giác ngây ngất trước vẻ đẹp rừng U Minh dưới ánh Mặt Trời vàng óng: “Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng ... tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời cao xanh thẳm không cùng ..”. Và nỗi rợn ngợp trước dòng sông Năm Căn: “nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cả nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng ... con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng được dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận …”

a) Đoạn văn cho biết nhà văn Đoàn Giỏi có sở trường viết về đề tài gì? Chi tiết, câu văn nào cho biết điều đó?

b) Dẫn ra một số câu văn nêu lên lí lẽ và dẫn chứng của tác giả Bùi Hồng trong đoạn trích trên.

c) Tại sao một số câu của đoạn trích lại phải đặt trong dấu ngoặc kép?


Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam

1. Để trả lời câu hỏi nêu trong bài tập 1, các em cần chú ý mục đích và đặc điểm của văn bản nghị luận. Mục đích của văn bản nghị luận là thuyết phục người đọc về một vấn đề nào đó (trong văn học hoặc đời sống). Để thuyết phục, người viết cần phải nêu ý kiến, lí lẽ và các bằng chứng cụ thê.

Từ cách hiểu trên, đối chiếu với văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam”, các em sẽ tìm được câu trả lời cho câu hỏi: “Vì sao văn bản này là văn bản nghị luận?”.

2. D* Giống nhau:

3.

- Đều không có đất, quanh năm làm thuê cho địa chủ.

- Bị bọn địa chủ cướp công, cướp người yêu, cướp vợ.

- Đánh trả lũ địa chủ và bị tù.

* Khác nhau:

- Ông Hai bán rắn:

+ Trốn tù, đón vợ rồi bỏ vào rừng U Minh.

+ Gương mặt khoáng đạt, dễ mến, làn da mặt như người trẻ.

+ Phong thái phóng khoáng, tự tin, tự do và từng trải.

- Võ Tòng:

+ Gây án, tự đến nhà việc nộp mình.

+ Mãn hạn trở về, con chết, vợ thành vợ nhỏ của chủ đất.

+ Không trả thù, vào rừng săn thú.


4. - Mục đích: làm rõ đẹp của thiên nhiên và con người trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi.

- Nội dung các phần đã liên kết, làm rõ cho ý kiến trên, giúp tác giả thực hiện được mục đích nghị luận


5.

Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam" đã giúp em hiểu văn học góp phần mở rộng kiến thức về con người và thế giới xung quanh. Thông qua việc phân tích và làm rõ nghệ thuật kể chuyện, xây dựng nhân vật của Đoàn Giỏi, tác giả Bùi Hồng đã cho người đọc thấy được vốn sống phong phú và hiểu biết sâu sắc của Đoàn Giỏi về thiên nhiên, các loài vật và con người ở vùng Cửu Long sông nước. Đọc tác phẩm của Đoàn Giỏi, người đọc đồng thời được mở mang hiểu biết về thiên nhiên con người nơi đây

6.

a) Ngay câu mở đầu, tác giả đã cho biết nhà văn Đoàn Giỏi có sở trường viết về đề tài “các con vật trên rừng, dưới biển”, mỗi con vật ông đều “kể đến trên dưới 50 trang sách”.

b) Một số câu nêu lên lí lẽ và dẫn chứng của tác giả Bùi Hồng trong đoạn trích:

Lí lẽ

Dẫn chứng

Trong Đất rừng phương Nam, ông chỉ sử dụng một phần rất nhỏ vốn sống phong phú đó mà đã làm người đọc đi * ngạc nhiên này đến ngac nhiên khác

ba ba to bằng cái nia, kì đà lớn hơn | chiếc xuồng tam bản, cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi

Người đọc không chỉ ngạc nhiên mà còn thấm đẫm cảm xúc, bởi Đoàn Giỏi là một nhà thơ, một “thi sĩ của đất rừng phương Nam”.

Đó là cảm giác ngây ngất trước vẻ đẹp rừng U Minh dưới ánh Mặt Trời vàng óng: Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ,

Và nỗi rợn ngợp trước dòng sông Năm Căn:...

c) Trong một văn bản, khi trích dẫn lời văn của người khác (ở đây là các câu văn của Đoàn Giỏi) để làm bằng chứng cho lí lẽ thì người viết phải đặt trong dấu ngoặc kép.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác