II. Bài tập tiếng Việt
1. (Bài tập 1, SGK) Tìm phó từ trong các câu sau. Cho biết chúng đi kèm từ loại nào và bổ sung ý nghĩa gì cho từ trung tâm.
a) Con vật khủng khiếp quá! (Véc-nơ)
b) Đúng là tàu đang đỗ ở chỗ nước trong (Véc-nơ)
c) Vòi và đuôi bạch tuộc có khả năng mọc lại. (Véc-nơ)
d) Anh đừng để tâm đến chuyện hôm nay. (Brét-bơ-ry)
2. Ghép các phó từ (in đậm) trong những câu ở cột A với nghĩa phù hợp nêu ở cột B:
3. Trong những câu dưới đây, từ in đậm ở câu nào là phó từ? Vì sao?
a,) San ăn những hai quả chuối. (Nam Cao)
a,) Ông ta đã thấy những quái vật đó ở Ấn Độ Dương. (Véc-nơ)
b,) Không, tôi nói thật đẩy. (Brét-bơ-ry)
b,) ... Anh ta có những ảo tưởng thật kì quặc. (Brét-bơ-ry)
c,) ... Gia đảm tảo đỏ có một con vật gì đó rất đáng sợ. (Véc-nơ)
c,) Nếu có gặp những quải vật đó ở đây, tôi cũng chẳng ngạc nhiên chút nào. (Véc-nơ)
d,) Lắm người hơn nhiều của. (Tục ngữ)
d,) Thể là đủ khủng khiếp lắm rồi. (Véc-nơ)
4. (Bài tập 3, SGK) Các tổ hợp “số từ + danh từ” in đậm trong những câu dưới đày (trích văn bản Bạch tuộc của Véc-nơ) giúp em hình dung về loài bạch tuộc như thế nào?
a) Đó là một con bạch tuộc dài chừng tám mét.
b) Thân nó hình thoi phình ở giữa, là một khối thịt nặng chừng hai mươi, hai lăm tấn.
c) Con quái vật có tám vòi thì bảy vòi đã bị chặt đứt.
5. Xác định số từ số lượng và số từ thứ tự trong những dòng thơ dưới đây. Chỉ ra đặc điểm giúp nhận biết số từ số lượng và số từ thứ tự.
Một canh... hai canh... lại ba cạnh
Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
(Không ngủ được, Hồ Chí Minh)
Bình luận