Giải SBT ngữ văn 7 cánh diều bài 2: Tiếng gà trưa

Hướng dẫn giải: Giải SBT bài 2: Tiếng gà trưa trang 18. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ có bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Tiếng gà trưa

(XUÂN QUỲNH)

1. Các dòng thơ trong bài chủ yếu được viết theo thể thơ nào?

  • A. Ba chữ
  • B. Bốn chữ
  • C. Năm chữ
  • D. Tự do

2. Bài thơ thể hiện cảm xúc chủ đạo nào của nhân vật trữ tình?

  • A. Nhớ về những năm tháng tuổi thơ với nhiều kỉ niệm đẹp
  • B. Thương bà đã già nhưng vẫn còn cơ cực, đắng cay
  • C. Yêu bà, yêu Tổ quốc và xóm làng thân thuộc
  • D. Nhớ bà và biết ơn những điều bà đã làm cho mình

3. (Câu hỏi 2, SGK) Dòng thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại mấy lần trong bài thơ? “Tiếng gà trưa” đã khơi gợi ở người cháu những hình ảnh và kỉ niệm gì của tuổi thơ? Em ấn tượng với hình ảnh hoặc kỉ niệm nào nhất? Vì sao?

4. (Câu hỏi 3, SGK) Người bà hiện lên qua những hình ảnh, chi tiết nào? Qua đó, em có cảm nhận như thế nào về người bà và những tình cảm người cháu dành cho bà?

5. Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ.

a) So với một khổ thơ truyền thống, khổ thơ này có gì khác biệt về số dòng thơ.

b) Cấu trúc dòng thơ nào được lặp lại trong khổ thơ? Tác dụng của việc lặp lại đó là gì?

c) Qua khổ thơ trên, người cháu đã bộc lộ tình cảm gì? Em có nhận xét gì tình cảm đó?

6. Người thân nào trong gia đình là người em thường nghĩ đến mỗi khi gặp khó khăn? Nêu những tình cảm của em dành cho người đó. Viết câu trả lời của em trong khoảng 5 dòng.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT ngữ văn 7 cánh diều bài 2: Tiếng gà trưa, Giải SBT ngữ văn 7 cánh diều tập 1 bài 2 Tiếng gà trưa

Bình luận

Giải bài tập những môn khác