Theo tác giả, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Việc đưa câu chuyện về một thi sĩ Ấn Độ thể hiện dụng ý gì của tác giả?...

B. Hoạt động hình thành kiến thức.

1. Đọc văn bản sau: Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG

2. Tìm hiểu văn bản.

a. Theo tác giả, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Việc đưa câu chuyện về một thi sĩ Ấn Độ thể hiện dụng ý gì của tác giả?

b. Trong văn bản, tác giả còn đề cập tới công dụng của văn chương. Công dụng đó là gì?

c. Tác giả đẫ lập luận như thế nào để thể hiện quan điểm về nguồn gốc, công dụng của văn chương? Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của văn bản.


a) Theo tác giả , nguồn gốc cốt yếu của ý nghĩa văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật.

  • Việc đưa câu chuyện về một thi sĩ Ấn Độ thể hiện dụng ý:
  • Cách mở bài độc đáo như trên đã thu hút sự chú ý của người đọc.
  • Tác giả mượn câu chuyện này để cắt nghĩa nguồn gốc của văn chương.
  • Văn chương thực sự chỉ xuất hiện khi con người có cảm xúc mãnh liệt trước một con người hoặc một hiện tượng nào đó trong cuộc sống.

b) Công dụng đó là: Hình dung sự sống muôn hình vạn trạng.Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống

c) Tác giả đã lập luận 1 cách chặt chẽ, để thể hiện quan điểm về nguồn gốc, công dụng của văn chương.Đặc sắc nghệ thuật của văn bản : vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh. Ví dụ đoạn mở đầu, hay đoạn nói về mãnh lực của văn chương.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác