Soạn văn 7 VNEN bài 18: Tục ngữ về con người và xã hội

Tục ngữ về con người và xã hội- Sách hướng dẫn học Ngữ Văn 7 tập 2 trang 10. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách soạn chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức.

 

 

B. Bài tập và hướng dẫn giải

A. Hoạt động khởi động.

1. Quan sát các hình ảnh bên dưới và cho biết mỗi hình ảnh gợi liên tưởng đến câu tục ngữ nào trong số các câu sau : Không thầy đố mày làm nên ; Thương người như thể thương thân ; Đói cho sạch , rách cho thơm ; Một cây làm chẳng nên non – Ba cây chụm lại nên hòn núi cao ; Học ăn , học nói , học gói , học mở ; Học thầy không tày học bạn.

2. Giải thích ý nghĩa của một câu tục ngữ mà em thích.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc các câu tục ngữ sau :

a)

Một mặt người bằng mười mặt của

b)

Cái răng, cái tóc là góc con người

c)

Đói cho sạch, rách cho thơm

d)

Học ăn , học nói , học gói , học mở

e)

Không thầy đố mày làm nên

g)

Học thầy không tày học bạn

h)

Thương người như thể thương thân

i)

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

k)

  Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

2.Tìm hiểu văn bản

a) Hãy chia các câu tục ngữ trên thành các nhóm phù hợp và nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật của mỗi câu trong nhóm.

b) Theo em, nội dung của hai câu tục ngữ sau đây mâu thuẫn hay bổ sung cho nhau ? Vì sao?

  •  (1) Không thầy đố mày làm nên.
  •  (2) Học thầy không tày học bạn.

c) Nhận xét về các câu tục ngữ chủ đề con người và xã hội, có ý kiến cho rằng : Những câu tục ngữ này thường rất giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc về nội dung, luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đồng thời hướng mỗi người tới các phẩm chất , lối sống tốt đẹp.

Em có tán thành ý kiến trên không? Vì sao?

3. Rút gọn câu.

a) Cấu tạo của hai câu sau có gì khác nhau ?

  • (1) Học ăn, học nói, học gói, học mở.
  • (2) Chúng ta cần phải học ăn, học nói, học gói, học mở.

b) Tìm các từ có thể làm chủ ngữ trong câu (1) ở mục a). Vì sao chủ ngữ trong câu đó được lược bỏ?

c) Trong những câu in đậm dưới đây , thành phần nào của câu được lược bỏ ? Vì sao người ta lại lược bỏ chúng ?

(1) Hai, ba bạn học sinh chạy ùn ra sân. Rồi bốn, năm và nhiều bạn khác nữa .

(2) - Cậu ăn cơm chưa ?

- Chưa.

d) Từ việc tìm hiểu các ngữ liệu trên, hãy rút ra nhận xét về câu rút gọn theo gợi ý sau

- Khi nói hoặc viết , có thể ...... một số thành phần của câu, tạo thành câu......

- Việc lược bỏ một số thành phần của câu thường nhằm những mục đích sau :

  • Làm cho câu ...... , vừa thông tin được ..... , vừa tránh ..... lại các từ ngữ đã suất hiện trước đó.
  • Ngụ í hành động , đặc điểm, tính chất được thể hiện trong câu là của ...... mọi người ( lược bỏ chủ ngữ ).

e) Những câu in đậm dưới đây thiếu thành phần nào ? Có nên rút gọn câu như vậy không ? Vì sao ?

Sáng chủ nhật, trường em tổ chức cắm trại . Sân trường thật đông vui. Tập múa hát . Nhảy dây . Chơi kéo co.

g) Theo em, có cần thêm từ ngữ vào câu in đậm dưới đây không ? Vì sao ?

- Ngày mai, mấy giờ con phải có mặt ở trường để đi tham quan ?

 - 6 giờ .

h) Từ các bài tập trên và dựa vào gợi í sau đây , hãy cho biết khi rút gọn cậu, cần phải lưu í những điều gì ?

  • Khi rút gọn, câu cần chú ý :
  • Không làm cho người nghe, người đọc hiểu ... hoặc hiểu không ................ nội dung cần truyền tải .
  • Không biến câu nói thanh câu .........., ............

4. Đặc điểm của văn nghị luận

Đọc bảng thông tin kiến thức sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.

a) Xác định luận điểm trong văn bản CHống nạn thất học ( bài 17). Những câu văn thể hiện luận điểm ? Hình thức của những câu văn đó ( khẳng định hay phủ định )?

b) Tìm các luận cứ trong văn bản Chống nạn thất học . Em có nhận xét gì về những luận cứ này ?

c) Chỉ ra trình tự lập luận của văn bản Chống nạn thất học . Ưu điểm của trình tự đó là gì ?

5. Đề văn nghị luận và việc lập ý cho văn nghị luận

a) Nội dung và tính chất của văn nghị luận

(1) Nối mỗi đề văn ở cột trái với tính chất ở cột phải .

Đề

Tính chấtt của đề

Lối sống giản dị của Bác Hồ.

Giải thích , ca ngợi

Tiếng Việt giàu đẹp.

Khuyên nhủ

Thất bại là mẹ thành công 

Tranh luận phản bác

Chớ nên tự phụ.

lật ngược vấn đề

Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày  học bạn có mâu thuẫn với nhau không ?                                                                  

Bàn luận

Gần mực thì đen , gần đèn thì rạng. 

 

Ăn cỗ đi trước , lội nước theo sau , nên chăng ?

 

Phải chăng thật thà là cha dại ?

 

(2) Căn cứ vào đâu để nhận ra những đề trên là đề văn nghị luận ?

(3) Tính chất của đề văn có ý nghĩa gì với việc làm văn?

b) Tìm hiểu đề văn nghị luận

(1) Tìm hiểu đề văn Chớ nên tự phụ.

  • Đề nêu nên vấn đề gì ?
  • Đối tượng và phạm vi bàn luận ở đây là gì ?
  • Khuynh hướng của đề là khẳng định hay phủ định ?
  • Để có thể làm tốt đề này , người viết cần chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng gì ?

(2) Từ việc tìm hiểu đề trên, hãy cho biết : Cần tìm hiểu những gì để có thể làm một đề văn nghị luận?

c. Lập dàn ý cho bài văn nghị luận

Đề bài: Chớ nên tự phụ

C.Hoạt động luyện tập

1.Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi bên dưới :

a) Người ta là hoa đất.

b) Người sống , đống vàng.

c) Muốn làm nghề , chớ nề học hỏi.

d) Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.

e) Chết trong còn hơn sống đục.

(1) Ý nghĩa của câu tục ngữ trên là gì?

(2) Những kinh nghiệm bài học mà nhân dân đúc kết qua câu tục ngữ này còn có giá trị trong thời đị ngày nay hay không? Vì sao?

(3) Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghê thuật được sử dụng trong các câu trên?

2.Luyện tập rút gọn câu

a. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn? Những thành phần nào trong câu được rút gọn. Rút gọn như vậy để làm gì?

(1) Người ta là đất

(2) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

(3) Tấc đất tấc vàng

(4) Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.

b. Vì sao cậu bé và người khách trong câu chuyện trên hiểu lầm nhau? Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì?

MẤT RỒI

Một người có việc đi xa, dặn con:

- Ở nhà có ai hỏi thì bảo bố cháu đi vắng nhé!

Sợ con mải chơi quên mất, ông ta viết mấy câu vào giấy, đưa cho con, bảo:

- Có ai hỏi thì đưa cái giấy này.

Đứa con cầm giấy bỏ vào túi áo. Cả ngày chẳng thấy ai hỏi. Tối đến, nó thắp đèn, lấy giấy ra xem, chẳng may để giấy cháy mất.

Hôm sau có người khách lại chơi, hỏi:

- Bố cháu có nhà không?

Thằng bé ngẩn ngơ hồi lâu, sực nhớ ra, sờ vào túi không thấy giấy, liền nói:

- Mất rồi.

Ông khách sửng sốt:

- Mất bao giờ?

- Thưa... tối hôm qua.

- Sao mà mất nhanh thế?

- Cháy ạ.

(Truyện cười dân gian Việt Nam)

3. Luyện tập về văn nghị luận

a. Đọc lại văn bản Cần tạo ra thói quen tốt trong xã hội (bài 17-trang 8-9) và xác định luận điểm luận cứ cách lập luận trong bài.

b. Tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đề văn: Phải chăng Thật thà là cha dại?

D. Hoạt động luyện tập.

1. Trao đổi với người thân bạn bè nêu một số trường hợp cụ thể trong đời sống ứng dụng các câu tục ngữ trong bài.

2. Nêu một số tình huống giao tiếp hằng ngày của em (hặc những người xung quanh) có sử dụng câu rút gọn trong đó:

a. Trương hợp sử dụng câu rút gọn hiệu quả.

b. Trường hợp sử dụng câu rút gọn không đúng, vi phạm nguyên tắc giao tiếp ngôn ngữ.

3. Xây dựng các luận điểm, luận cứ, và cách lập luận cho các bài thuyết minh thuyết phục những người xung quanh em về một trong các vấn đề sau:

a. Không nên vứt rác bừa bãi.

b. Mất trật tự nơi công cộng là thói quen xấu.

c. Chen lấn xô đẩy khi mua hàng, nên chăng?

d. Tuân thủ luật giao thông là hành vi văn hóa

e. Tiền bạc mua đc tất cả phải chăng là thế

Từ khóa tìm kiếm: giải bài 18 Tục ngữ về con người và xã hội, Tục ngữ về con người và xã hội ngữ văn trang 10, bài Tục ngữ về con người và xã hội ngữ văn vnen 7, giải ngữ văn 7 sách vnen chi tiết dễ hiểu

Bình luận

Giải bài tập những môn khác