Theo em, trong các ví dụ dưới đây, dấu chấm lửng được dùng để làm gì ?...

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Tìm hiểu cách dùng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy và dấu gạch ngang

a) Dấu chấm lửng

(1) Theo em, trong các ví dụ dưới đây, dấu chấm lửng được dùng để làm gì ?

Ví dụ 1. Nghệ thuật sân khấu dân gian cổ truyền Việt Nam rất phong phú : chèo, tuồng, rối nước,...

Ví dụ 2. Trước đây, ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, sân khấu cho rối nước là ao làng. Ghế ngồi của khán giả là   ... thảm cỏ quanh ao.

Ví dụ 3. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời :

 

- Bẩm... quan lớn... đê vỡ mất rồi !

 ( Phạm Duy Tốn )

 (2) Trong ba ví dụ trên, em hãy cho biết dấu chấm lửng trong ví dụ nào có công dụng :

  • Tỏ ý còn nhiều sự vật, sự việc, đối tượng tương tự chưa liệt kê hết.
  • Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
  • Làm gián đoạn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của những từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước , châm biếm.


(1)

  • VD1:  Tác dụng : Dấu chấm lửng dùng với ngụ ý liệt kê
  • VD2: Tác dụng : Dấu chấm lửng có tác dụng giãn cách, tạo ra sự bất ngờ cho sự xuất hiện của thông tin có ý nghĩa mới lạ, hay hài hước, châm biếm
  • VD3: Tác dụng : Dấu chấm lửng dùng để thể hiện sự ngắt quãng trong lời nói, gợi tả sự hốt hoảng, mệt mỏi

(2) 

  • VD1:  Tỏ ý còn nhiều sự vật, sự việc, đối tượng tương tự chưa liệt kê hết.
  • VD2:  Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
  • VD3:  Làm gián đoạn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của những từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước , châm biếm.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác