Sưu tầm tư liệu và trình bày về trang phục, phong tục tập quán của một dân tộc (tự chọn).

Vận dụng

Câu 1. Sưu tầm tư liệu và trình bày về trang phục, phong tục tập quán của một dân tộc (tự chọn).


Tập quán xã hội và Tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Mường, huyện Thanh Sơn.

Phong tục tạp quán

   Người Mường mang trong mình một sức sống mạnh mẽ, lâu bền với nền văn hóa vô cùng mộc mạc và giản dị nhưng không kém phần đặc sắc và ấn tượng. Đồng bào Mường đã cùng nhau xây dựng và phát triển đời sống văn hóa tinh thần, cùng các anh em dân tộc khác tạo nên một đất nước Việt Nam giàu mạnh.

   Người Mường ở Thanh Sơn, Phú Thọ nói riêng, Việt Nam nói chung chủ yếu theo tín ngưỡng thờ đa thần, một số ít theo Phật giáo. Người Mường ở Thanh Sơn, Phú Thọ, ngoài tín ngưỡng thờ tổ tiên dòng họ còn có tín ngưỡng thờ tổ tiên của làng xã, dân tộc là thờ thành hoàng, thờ vua, thờ thần. Mỗi làng đều thờ thành hoàng là những người sáng lập làng hoặc thần bảo hộ cho cuộc sống của dân làng. Người Kinh, người Mường cùng thờ tổ tiên chung của dân tộc là các vua Hùng, các tướng lĩnh nhà Hùng, những người có công dựng nước và giữ nước. 

   Người Mường có tục gọi vía lúa. Những năm mất mùa người ta phải đi gọi vía lúa về làng bản của mình, người ta phải làm lễ cúng vía lúa rồi thầy mo hoặc một người hát Rang gọi vía lúa, rủ rê vía lúa về với mình. Từ tín ngưỡng lúa đã hình thành nhiều lễ nghi tập tục tạo nên diện mạo độc đáo của văn hoá tâm linh. Đó là lễ rước nước, lễ khai canh, lễ hạ điền, thượng điền, tết cơm mới, lễ kỳ yên, các nghi lễ cầu mưa chống hạn, tục gọi vía lúa, tục đâm đuống, chàm thau, tục tết dán giấy đỏ vào các nông cụ, tục cúng ông Dằng bà Dõi ở chuồng trâu... Các nghi lễ này rất phổ biến ở các xã vùng người Kinh và người Mường.

   Hệ thống tín ngưỡng dân gian của người Mường còn chứa đựng trong đó nhiều giá trị nghệ thuật đặc sắc. Những cuộc mo, cuộc hát, các điệu múa..., chính là kho tàng thơ ca, nghệ thuật dân gian phong phú, đa dạng, sử thi Đẻ đất đẻ nước, các làn điệu dân ca như: Các bài hát mỡi, hát mo đám tang... của người Mường là nhũng giá trị văn hoá phi vật thể đã góp phần làm nên bản sắc văn hoá tộc người và góp phần quan trọng làm phong phú bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.

Trang phục

   Những bộ trang phục của người Mường đều có các đặc trưng riêng về tạo hình và phong cách thẩm mỹ độc đáo. Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, những người nam sẽ mặc áo cánh xẻ ngực, cổ tròn, cúc sừng vai, hai túi dưới hoặc thêm túi trên ngực trái, đầu cắt tóc ngắn hoặc quấn khăn trắng, quần lá tọa ống rộng dùng khăn thắt giữa bụng.

   Trong lễ hội, họ sẽ mặc áo lụa tím hoặc tơ vàng, khăn màu tím than, ngoài khoác đôi áo chúng đen dài tới gối. Trang phục của nữ sẽ đa dạng và phong phú hơn y phục của nam giới, nữ sẽ thường mặc áo cánh màu trắng thân ngắn, xẻ ở ngực và váy dài đến mắt cá chân gồm hai phần thân chính là thân váy và cạp váy. Cạp váy nổi tiếng và độc đáo bởi các hoa văn được dệt kỳ công. Bên cạnh đó, nữ giới còn đeo các loại trang sức gồm vòng tay, chuỗi hạt và bộ xà tích 2 hoặc 4 dây bạc có treo hộp quả đào và móng vuốt hổ, gấu bọc bạc.

Ẩm thực

   Để tạo nên một món ăn mang đậm bản sắc dân tộc, người Mường thường sử dụng các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như măng rừng, rau rừng, lá tạo màu ngũ sắc, gà ri, vịt cỏ, gạo nếp. Nét độc đáo của ẩm thực xứ Mường còn thể hiện ở cách chế biến. Những món ăn thường được người Mường chú trọng nhất như món nướng, luộc, nấu canh. Một số món ăn tiêu biểu làm nên tên tuổi của ẩm thực xứ Mường đó chính là thịt thui luộc,măng chua nấu thịt gà, thịt trâu nấu lá lồm, cá nướng, cơm lam.


Trắc nghiệm Lịch sử 10 chân trời sáng tạo bài 19 Các dân tộc trên đất nước Việt Nam (P2)
Từ khóa tìm kiếm Google: Giải lịch sử 10 chân trời sáng tạo, giải sách chân trời sáng tạo 10 môn lịch sử, giải lịch sử 10 sách mới bài 19, bài 19 Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

Bình luận

Giải bài tập những môn khác