Sự sinh trưởng làm tăng bề ngang của thân do hoạt động của mô phân sinh nào sau đây?
30.1 Sự sinh trưởng làm tăng bề ngang của thân do hoạt động của mô phân sinh nào sau đây?
A. Mô phân sinh bên.
B. Mô phân sinh đỉnh thân.
C. Mô phân sinh đỉnh rễ.
D. Mô phân sinh lóng.
30.2 Mô phân sinh lóng có vai trò làm cho
A. thân và rễ cây gỗ to ra.
B. thân và rễ cây Một lá mầm dài ra
C. lóng của cây Một lá mầm dài ra.
D. cành của thân cây gỗ dài ra.
30.3 Cây thân gỗ cao lên là kết quả hoạt động của mô phân sinh nào sau đây?
A. Mô phân sinh đỉnh rễ.
B. Mô phân sinh đỉnh thân.
C. Mô phân sinh bên.
D. Mô phân sinh lóng.
30.4 Kết quả của quá trình phát triển ở thực vật có hoa là A. làm cho cây ngừng sinh trưởng và ra hoa.
B. làm cho cây lớn lên và to ra.
C. làm cho cây sinh sản và chuyển sang già cỗi. D. hình thành các cơ quan rễ, thân, lá, hoa, quả.
30.5 - Quan sát hình 30.1 và kể tên các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây rêu.
30.6 Quan sát hình 30.2 và kể tên các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây hoa hướng dương. Nêu những điểm giống nhau và điểm khác nhau về các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây hoa hướng dương và cây rêu ở câu 30.5.
30.7 Ứng dụng hiểu biết về các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật, người ta thường trồng xen canh giữa cây ưa sáng với cây n bóng. Nêu lợi ích của việc trồng cây xen canh. Cho ví dụ.
30.8 Nếu cơ sở khoa học của việc trông cây theo vùng địa lí, theo mùa. Cho ví dụ,
30.9 Đọc đoạn thông tin sau và trả lời các câu hỏi: Sử dụng chất điều hoà sinh trưởng để kích thích sinh trưởng của cây, tăng chiều cao, tăng sinh khối và tăng năng suất cây trồng Trong sản xuất nông nghiệp, mục đích cuối cùng là nâng cao sản lượng cơ quan thu hoạch. Khi sử dụng các chất điều hoà sinh trưởng với nồng độ thấp sẽ có tác dụng kích thích sự sinh trưởng, tăng lượng chất khô dự trữ làm tăng thu hoạch. Có thể sử dụng các chất như gibberellin (GA) để đem lại hiệu quả cao đối với những cây lấy sợi, lấy thân lá vì nó có tác dụng lên toàn bộ cơ thể cây làm tăng chiều cao cây và chiều dài của các bộ phận của cây. Đối với các cây rau, người ta thường phun GA cho bắp cải, rau cải các loại với nồng độ dao động trong khoảng 20 – 100 ppm để làm tăng năng suất rõ rệt. Xử lí GA cho cây chè có tác dụng làm tăng số lượng búp và số lá của chè, khi phun với nồng độ 0,01% có thể làm tăng năng suất chè lên 2 lần, trong một số trường hợp có thể tăng năng suất lên 5 lần.
(Nguồn: https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/2018/02/12/ung-dung-chat-dieu hoa-sinh-truong-trong-trong-trot/, truy cập ngày 21/4/2022.) Câu hỏi:
1. Nêu vai trò của chất kích thích sinh trưởng đối với việc kích thích sinh trưởng của cây trồng.
2. Nêu cơ sở khoa học của việc sử dụng các chất điều hoà sinh trưởng.
3. Cần lưu ý điều gì khi sử dụng các chất kích thích sinh trưởng cho các loại rau ăn lá?
30.1. A.
30.2. C.
30.3. B.
30.4. D.
30.5
- Quá trình: Cây rêu mnag túi bao tử=> túi bào tử mở nắp=> bào tử=> bào tử nảy mầm=> cây rêu con
30. 6
- Giống: từ khi là cây con thì hoa hướng dương đã có lá cây và rễ và đều hướng về một phía
- Khác: Càng lớn cây càng nhiều nhiều lá, và to hơn
30.7.
Trồng cây xen canh là trồng xen hai hay nhiều loài cây trên một đơn vị diện tích đồng ruộng. Trồng xen canh có nhiều lợi ích, ví dụ: hạn chế cỏ dại, hạn chế sâu bệnh, cải tạo đất, tăng năng suất cây trồng, sử dụng tiết kiệm đất,... Đây là biện pháp tốt nhất để đồng thời sử dụng tối ưu các điều kiện đất, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng trong đất,...
Ví dụ: Trồng ngô, đậu, bí đỏ. Ngô sẽ mọc cao vượt so với hai loại cây còn lại, khi đậu có tua cuốn sẽ bám vào thân cây ngô, còn bí sẽ lan phủ trên mặt đất, che bóng cho mặt đất và sử dụng ánh sáng xuyên qua tán cây ngô. Mặt đất được che phủ sẽ hạn chế được cỏ dại.
30.8. Cơ sở khoa học của việc trồng cây theo vùng địa lí, theo mùa là dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây như ánh sáng, nhiệt
độ, độ ẩm,....
Ví dụ:
- Mùa xuân hè trồng cây bí đỏ, cà tím, cây họ Đậu,...; Mùa thu đông các cây như bắp cải, su hào, xà lách,...
– Vùng đồng bằng sông Hồng trồng cây lúa nước, đậu tương, khoai tây, lạc,...
- Vùng miền núi phía Bắc trồng chè, cây ăn quả,...
– Vùng Tây Nguyên trồng chè, cà phê, cao su,...
Bình luận