Bài tập 22.3. Một số học sinh bố trí thí nghiệm xác định điều kiện bên ngoài cần cho hạt đậu xanh nảy mầm như sau:
Chuẩn bị:
+ Các hạt đậu xanh khô, mẩy, đều (30 hạt).
+ 3 cốc thủy tinh (dung tích 100 – 200 ml).
+ Bông thấm nước.
+ Nước sạch.
Tiến hành thí nghiệm:
+ Bỏ vào cốc thủy tinh mỗi cốc 10 hạt đậu và
• Cốc 1: Không bỏ gì thêm.
• Cốc 2: Đổ nước cho ngập hạt khoảng 6 – 7 cm.
• Cốc 3: Lót xuống dưới những hạt đỗ một lớp bông ẩm.
+ Đặt cả 3 cốc ở chỗ mát (nhiệt độ phòng).
+ Quan sát sự nảy mầm của các hạt đậu xanh sau 3 – 4 ngày.
Sau 3 – 4 ngày có kết quả thí nghiệm như sau:
Cốc | Điều kiện thí nghiệm | Kết quả thí nghiệm (số hạt nảy mầm) |
1 | 10 hạt đậu xanh để khô | Cả 10 hạt đều không nảy mầm |
2 | 10 hạt đậu xanh ngâm trong nước | Cả 10 hạt đều không nảy mầm |
3 | 10 hạt đậu xanh trên bông ẩm | 9 hạt nảy mầm và 1 hạt không nảy mầm |
Từ kết quả thí nghiệm trên, em rút ra kết luận gì? Hãy giải thích vì sao hạt giống sau khi thu hoạch được phơi khô và bảo quản cẩn thận có thể giữ được trong một thời gian dài mà không có gì thay đổi nhưng nếu đem gieo hạt đó vào đất thoáng và ẩm hoặc tưới ít nước thì hạt sẽ nảy mầm.
Bình luận