So sánh cách miêu tả mùa thu trong bài "Thơ duyên" của Xuân Diệu với cách miêu tả mùa thu trong bài "Tiếng thu" của Lưu Trọng Lư.

Câu hỏi 8. So sánh cách miêu tả mùa thu trong bài "Thơ duyên" của Xuân Diệu với cách miêu tả mùa thu trong bài  "Tiếng thu" của Lưu Trọng Lư.


Tiếng thu của Lưu Trọng Lư không chỉ là âm thanh riêng rẽ nào, cũng không phải là tập trung giản đơn của nỗi thổn thức trong đất trời, nỗi rạo rực trong lòng người và tiếng xào xạc của rừng già. Tiếng thu là một điệu huyền, một hòa ca vừa mơ hồ, vừa hiển hiện nỗi xôn xao ngấm ngầm trong lòng tạo vật đang hòa điệu với nỗi xôn xao của hồn thi nhân. Lưu Trọng Lư là một thi sĩ đa tình và mơ mộng, Ông say sưa tả những cái đẹp của con người và cua tạo vật, tấm lòng ông lúc nào cũng thổn thức, cũng mơ màng. Tập Tiếng thu là những lời buồn thảm, những lời réo rắt làm xáo động tâm hồn người ta, như những tiếng của mùa thu. Tiếng thu nó gieo nhè nhẹ, chìm sâu trong tâm hồn ta những lúc thê lương hay buồn dịu, nó âm thầm và nỉ non khi mới đến cõi lòng ta, nó mơn man đến muôn vật mà gây lên một cảnh đìu hiu, mạnh mẽ. Qua đó chúng ta thấy rằng Tiếng thu của Lưu Trọng Lư tuy chịu ảnh hưởng của thơ ca lãng mạn Pháp, nhưng vẫn mang dáng dấp của thơ ca truyền thống. Tiếng thu chính là niềm khát khao một chân trời mới, tự do, phóng khoáng, rộng mở với ước muốn thoát khỏi hoàn cảnh gò bó, tù túng của xã hội Việt Nam đương thời. Tiếng thu không chỉ là tiếng lòng của bạn đọc một thời mà nó sẽ sống mãi trong tâm hồn bao thế hệ bằng những rung động tinh tế và mơ màng đầy chất thơ.

Thơ duyên lại mở ra một thế giới thiên nhiên trong sáng, ấm áp, thế giới của vạn vật giao duyên, thế giới của cặp đôi. Trong Thơ duyên chúng ta một lần nữa bắt gặp một buổi chiều thu thật đẹp và thơ mộng. Cái đặc biệt trong bức tranh chiều thu này chính là ở sự nhịp nhàng, hòa điệu của cảnh vật thiên nhiên. Khi ta ngắm nhìn bầu trời thu qua vòm lá của cây, màu xanh của da trời chuyển sang màu xanh ngọc, vừa dịu mát, vừa nên thơ. Mùa thu ở đây không có lá vàng, lá úa, không thấy sự tàn phai mà ta thấy không gian của mùa xanh, không gian của sự sống. Trong bức tranh thu, xuất hiện tiếng “nhạc huyền”, là nhạc của dòng cảm xúc, nốt nhạc của tâm hồn khi đắm mình trong cảm xúc để lắng nghe tận trong thẳm sâu của lòng mình, tiếng của những âm thanh đan xen vào nhau cũng như tiếng lòng của thi nhân. Quả thật đó là một không gian tràn đầy sức sống, một không gian níu kéo lòng người. Toàn bộ cái “thần” của câu thơ là ở những cặp từ láy “nhỏ nhỏ”, “xiêu xiêu”, “lả lả”. Những từ láy miêu tả đường nét, dáng điệu mền mại của cảnh vật, tạo nên nhạc điệu êm dịu. Hình ảnh “con đường”, làn gió và hàng cây tạo nên vẻ đẹp thấm thía của bức tranh thu khi lắng nghe những giao lưu bí ẩn trong trời đất. Không gian “con đường” với làn gió nhẹ “xiêu xiêu” vuốt ve, chỉ đủ sức làm cho hàng cây “xiêu xiêu”, lướt nhẹ mềm mại theo chiều gió, mất vẻ an bằng xiêu xiêu theo chiều gió. Đó là không gian thơ mộng và trữ tình, ở Xuân Diệu mùa thu hòa mùa thu bừng lên sức sống tươi xanh của mùa xuân. 


Xem toàn bộ: Soạn bài Thơ duyên

Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 3 Thơ duyên ( Xuân Diệu)

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác