Quan sát Hình 5.1, nêu hiện tượng và viết phương trình hoá học xảy ra.

1. PHẢN ỨNG CHÁY

Câu hỏi 1. Quan sát Hình 5.1, nêu hiện tượng và viết phương trình hoá học xảy ra. Xác định vai trò của các chất trong các phản ứng hoá học này và cho biết đây là loại phản ứng hoá học nào. 

Câu hỏi 2.  Các phản ứng cháy nêu trên có những đặc điểm chung nào? 

Câu hỏi luyện tập

Nêu một số ví dụ về phản ứng cháy. 

Câu hỏi 3. Dựa vào hình 5.2, kể tên các chất cháy chất oxi hóa và nguồn nhiệt của các phản ứng cháy có trong hình 5.1

Câu hỏi 4. Quan sát hình 5.3, hãy cho biết trường hợp nào dễ bắt cháy hơn phản ứng cháy xảy ra phụ thuộc vào yếu tố nào?

Câu hỏi vận dụng: con người thở ra CO2 không có khả năng gây cháy nhưng vì sao khi ta thổi vào bếp than hồng, lại làm than hồng bùng cháy?


Câu hỏi 1. 

Hiện tượng: các phản ứng cháy đều có ngọn lửa và phát sáng.

Phương trình hoá học và vai trò của các chất:

(a) 2Mg + O2 $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ 2MgO                       

 (chất khử: Mg, chất oxi hoá: O2

(b) C + O2 $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ CO2

 (chất khử: C, chất oxi hoá: O2)

(c) C3H8 + 5O2 $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ 3CO2 + 4H2

2C4H10 + 13O2 $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ 4CO2 + 5H2O

(chất khử: C3H8, C4H10;  chất oxi hoá: O2)

 Các phản ứng hoá học này đều là phản ứng oxi hoá – khử. 

Câu hỏi 2. Là phản ứng của chất cháy với oxygen, là phản ứng oxi hoá – khử, có phát ra ánh sáng.

Câu hỏi luyện tập

Một số ví dụ về phản ứng cháy: cháy rừng, cháy nhà, đốt gas khi nấu nướng, quẹt diêm, đốt pháo hoa,...

Câu hỏi 3. 

Phản ứng hoá họcChất cháyChất oxi hoáNguồn nhiệt
(a) 2Mg + O2  $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ 2MgO     MgO2Ngọn lửa
(b) C + O2 $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ CO2CO2Ngọn lửa

(c) C3H+ 5O2 $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ 3CO2 + 4H2

2C4H10 + 13O2 $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ 4CO2 + 5H2O

C3H

C4H10

O2Ngọn lửa

Câu hỏi 4. 

Phản ứng cháy của cách đốt giấy bằng ngọn lửa trực tiếp xảy ra nhanh hơn.

Điều này phụ thuộc vào nguồn nhiệt và thời gian tiếp xúc của ba điều kiện cần. Nguồn nhiệt phải đạt tới giới hạn bắt cháy của chất cháy và thời gian tiếp xúc của ba điều kiện cần phải đủ lâu để xuất hiện sự cháy.

Câu hỏi vận dụng

Do dòng không khí đối lưu sẽ loại bỏ tro than và mang nguồn cung cấp oxygen mới vào ngọn lửa để phản ứng cháy tiếp tục xảy ra.


Từ khóa tìm kiếm Google: Giải chuyên đề hóa học 10 Chân trời, giải CĐ hóa học 10 CTST, giải CĐ hóa học 10 Chân trời bài 5 Sơ lược về phản ứng cháy và nổ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác