Hãy nêu những tác hại của các sản phẩm độc hại thường sinh ra trong các phản ứng cháy đối với con người mà em biết.

3. NHỮNG SẢN PHẨM ĐỘC HẠI THƯỜNG SINH RA TRONG CÁC PHẢN ỨNG CHÁY

Câu hỏi 10. Hãy nêu những tác hại của các sản phẩm độc hại thường sinh ra trong các phản ứng cháy đối với con người mà em biết. 

Câu hỏi vận dụng

Tại sao nhân viên cứu hoả phải sử dụng đồ bảo hộ chuyên dụng? 


Câu hỏi 10.

  • Carbon monoxide (CO) được thải ra trong quá trình đốt cháy, nó là loại khí không màu và không mùi. Nồng độ CO chỉ 1 % đủ gây tổn thương nặng.
  • Hydrogen cyanide (HCN) là một hợp chất dễ bay hơi, hình thành do quá trình cháy không hoàn toàn các nguyên tố carbon và nitrogen trong đám cháy chứa bông, tơ tằm, gỗ, giấy, nhựa, xốp/bọt biển, acrylic hoặc polymer tổng hợp. Hydrogen cyanide có khả năng chặn đứng hoàn toàn chu kì hô hấp và gây tử vong cho con người trong vòng vài phút sau tiếp xúc với lượng lớn.
  • Khí SO2 xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hoà tan với nước bọt, từ đó qua đường tiêu hoá để ngấm vào máu. SO2 có thể kết hợp với các hạt nước nhỏ hoặc bụi ẩm để tạo thành các hạt H, SO, acid nhỏ li ti, xâm nhập qua phổi. Trong máu, SO2 gây rối loạn chuyển hoá đường và protein, cũng như xảy ra một số phản ứng hoá học là nguyên nhân gây tắc nghẽn mạch máu cũng như làm giảm khả năng vận chuyển oxygen của hồng cầu, gây co hẹp dây thanh quản, khó thở.
  • H2S có mùi trứng thối, dễ có thể nhận biết. H2S là khí gây ngạt, viêm màng kết do H, S tác động vào mắt, bị các bệnh về phổi, có thể gây thở gấp và ngừng thở. H2S ở nồng độ cao có thể gây tê liệt hô hấp và nạn nhân bị chết ngạt. 
  • Oxide của nitrogen có nhiều dạng. Trong đó, khí có độc tính cao nhất là NO2. Khi tiếp xúc trong vài phút với nồng độ NO2 trong không khí 5 phần triệu đã có thể gây ảnh hưởng xấu đến phổi; tiếp xúc vài giờ với không khí có nồng độ NO2 khoảng 15 - 20 phần triệu có thể gây nguy hiểm cho phổi, tim, gan; nồng độ NO2 trong không khí 1% có thể gây tử vong trong vài phút.

Câu hỏi vận dụng

Vì lính cứu hoả phải thường xuyên tiếp xúc với hoá chất hoặc các sản phẩm độc hại sinh ra trong quá trình làm nhiệm vụ; trong đó, bụi mịn cũng là một trong những tác nhân gây ung thư hàng đầu được tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến cáo.


Từ khóa tìm kiếm Google: Giải chuyên đề hóa học 10 Chân trời, giải CĐ hóa học 10 CTST, giải CĐ hóa học 10 Chân trời bài 5 Sơ lược về phản ứng cháy và nổ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác