Quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết hành vi bạo lực học đường được biểu hiện như thế nào qua mỗi hình ảnh.
1. Quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết hành vi bạo lực học đường được biểu hiện như thế nào qua mỗi hình ảnh.
2. Hành vi nào dưới đây là bạo lực học đường?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Nói xấu, xúc phạm bạn khi bạn không chép bài cho mình.
B. Đánh hội đồng bạn học cùng trường vì không chịu làm “ôsin” sai vặt trong lớp.
C. Giận bạn vì bạn không cho mình nhìn bài.
D. Lăng mạ bạn khi bạn không chơi với nhóm của mình.
E. Đánh bạn cùng trường vì cho là nhìn đểu mình.
G. Lập nhóm đánh nhau với nhóm ở lớp khác.
H. Quay mặt đi khi nghe người khác nói.
I. Ghen ghét, đố kị khi bạn học giỏi hơn mình.
K. Đánh bạn trong lớp chỉ vì hiểu lầm.
L. Gửi tin nhắn đe doạ bạn cùng trường vì đã không ủng hộ mình.
M. Nhiều lần giơ nắm đấm đe doạ người khác.
3. Bạo lực học đường gây ra hậu quả nào dưới đây với người bị bạo lực?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Tổn thương về thể chất do bị đánh cá nhân hoặc hội đồng.
B. Lo lắng, bất an, ảnh hưởng đến đời sống tinh thần.
C. Lo lắng, căng thẳng đối với mọi người trong gia đình.
D. Bị bạn bè chê cười vì không biết cách phòng tránh.
E. Kết quả học tập giảm sút.
G. Buồn chán, có thể dẫn đến suy nghĩ tiêu cực.
4. Bạo lực học đường gây ra hậu quả nào dưới đây với người gây ra bạo lực?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Bị mọi người chê trách, xa lánh.
B. Có thể bị nhà trường kỉ luật.
C. Luôn sống trong cảnh lo lắng không yên.
D. Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
E. Luôn nghĩ đến điều không vui trong cuộc sống.
G. Phát triển không toàn diện dẫn đến thiếu hụt về nhân cách.
5. Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi
BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG – NỖI ÁM ẢNH CỦA NHIỀU HỌC SINH
Những câu chuyện thứ nhất
Trường học lẽ ra phải là nơi an toàn với học sinh, thế nhưng, chẳng biết từ bao giờ mà vấn nạn bạo lực học đường lại xuất hiện và gây “nhức nhối” tới như vậy. Những câu chuyện về bắt nạt bạn bè trong trường học ngày một gia tăng khiến ai nấy đều vô cùng quan tâm và lo lắng.
Bạn M – học sinh trung học phổ thông nhớ lại thời học trung học cơ sở của mình, trong lớp có mấy bạn nữ là thành phần cá biệt, thành tích học tập thì rất thấp nhưng lại rất hay đi bắt nạt người khác, lôi kéo những người khác không chơi với M. M không cho chép bài kiểm tra cũng bị đánh, chăm chỉ học tập cũng bị gắn mác là chảnh. M cảm thấy căng thẳng mỗi khi đến trường, vì sẽ đối diện với những con người xấu xa đó. Mỗi sáng thức dậy nghĩ đến việc đi học là M lại sợ hãi. Đến trường không có ai chơi cùng, học tập thì cứ bị quấy rầy, làm phiền. Lúc đó, M chỉ mong lớn thật nhanh để chẳng phải đi học nữa.
Bạn K, học sinh trung học cơ sở thì kể lại, chuyện này không xảy ra với K nhưng lại xảy ra với bạn cùng lớp. Không rõ lí do ra sao, nhưng bạn ấy là đối tượng công kích của đám con trai trong lớp. Ngày nào đến trường cũng bị mấy đứa con trai giấu đồ, nhổ nước bọt lên cặp, túm tóc, xịt lốp xe. Sự việc diễn ra trong một thời gian dài nhưng chẳng ai dám đến can ngăn vì sợ liên luỵ. Mãi cho đến khi bạn ấy chuyển trường, điều duy nhất mà K còn nhớ về bạn ấy là sau những lần bị bắt nạt bạn ấy rất mạnh mẽ, không hề khóc, dù là con gái.
Việc bị bạn bè bắt nạt đã biến quãng đời học sinh của D thành chuỗi ngày sống trong bất an. Năm ấy, D là một trong những đứa đầu tiên sở hữu máy tính cầm tay khá hiện đại. Bạn ngồi cùng bàn với D nhiều lần mượn để làm trò ma trận gì đó, thậm chí những lúc D cần bạn ấy cũng không trả. Một lần, D đã lớn tiếng trách cứ khiến bạn nam này khó chịu và đấm vào mặt D. Không chỉ thế, bạn còn ném vỡ mất chiếc máy tính khiến D vô cùng đau xót. Sau đó, bạn ấy phải viết tường trình với cô giáo và xin lỗi D, dù vậy thái độ bạn nam kia cũng không hối lỗi lắm.
Còn vô vàn những câu chuyện như vậy xảy ra từng phút, từng giờ xung quanh chúng ta. Đối với người ngoài cuộc, đó chỉ là những câu nói vu vơ, những hành động trong thoáng chốc, nhưng với nạn nhân thì câu chuyện sẽ chẳng dừng lại ở đó mà trở thành “bóng ma” đeo bám mãi không thôi. Bản chất của bạo lực học đường sự việc xảy ra trong nháy mắt, nhưng hậu quả lưu mãi về là sau.
Một bạn học sinh đã chia sẻ: “Em cảm thấy khó hiểu, tại sao trong rất nhiều người duy chỉ có em là bị bắt nạt, em đã làm sai điều gì sao?”. Có thể thấy sau mỗi lần bị bắt hoài nghi và phủ nhận bản thân của chính nạn nhân, sẽ không hào nat là sự hứng khi được học môn yêu thích, sẽ không vui vẻ khi được gặp bạn bè, sẽ không hồi hộp khi đón nhận thành tích nữa. Điều còn lại sau đó, chỉ là một “bóng tối” bao trùm mà không ai có thể cứu giúp được ngoài chính bản thân mình.
(Theo Nguyệt Hà, VOVTV, ngày 06/01/2021)Những câu chuyện thứ hai
Khi chứng kiến những vụ bạo lực học đường, nhiều bạn không thể tin được vì không nghĩ học sinh lại có thể đối xử với nhau như vậy. Thực tế, ở nhiều trường học, bạo lực học đường xảy ra rất nhiều, nó không thể hiện ở việc đánh nhau, rủ đánh nhau, nhưng có thể bắt nạt nhau qua mạng, bắt đối phương phải cúi chào hoặc ép nạn nhân thỉnh thoảng phải đem tiền,...
Nhưng vì sao nạn nhân không dám “đứng lên”, vì họ sợ, sợ bị đánh. Vấn đề nhức nhối này không chỉ năm nay mà diễn ra nhiều năm rồi và chưa có một giải pháp triệt để nào cả.
Trong các hành vi bắt nạt, có rất nhiều hành động dễ dẫn đến các xung đột như: gửi các bình luận đe doạ, gây tổn thương thông qua email hoặc tin nhắn; chế nhạo các bình luận trong nhóm, diễn đàn; đăng tải công khai những bức ảnh gây xấu hổ. Bắt nạt trực tuyến cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn học đường và có thể dẫn đến bạo lực học đường.
(Theo baonghean, ngày 03/4/2019)
a) Theo em, những hành vi nào của các nhân vật trong các câu chuyện trên là hành vi bạo lực học đường?
b) Trong các câu chuyện trên, bạo lực học đường đã để lại những hậu quả gì đối với người bị bạo lực học đường?
1.
Đó là các hình: 2, 3, 4, 5, 6
2.
Các trường hớp đso là: A, B, D, E, G, K ,L, M
3.
Các tường hớp: A, B,C, E, G
4.
Các trường hợp: A, B, D, E, G
5.
- Theo em những tường hớp được kể trên đều là bạo lực học đường
- Đã để lại cho người bị bạo lực luôn sống trong lo sợ, âu lo, bất an, đẫn đến chán nản, buồn bã.
Xem toàn bộ: Giải SBT bài 8: Bạo lực học đường
Bình luận