Em hãy chỉ ra những hành vi có tính chất bạo lực học đường của các nữ sinh qua sự việc trên.

6. Vào tháng 3/2020, trên mạng xã hội lan truyền clip ba nữ sinh lớp 7 đánh hội đồng, vung tay tát liên tục vào mặt một nữ sinh lớp 8, vì nữ sinh này dám “xưng chị, gọi em trên Facebook”. Đáng chú ý, trong đoạn clip này, các bạn học sinh còn đưa điện thoại để bạn quay lại sau đó đăng tải lên mạng xã hội vào tối cùng ngày. Trong khi đó, những bạn khác đứng ngoài chỉ nhìn xem và không hề can ngăn. Hậu quả, nữ sinh lớp 8 này bị xây xát mặt, bầm vùng thái dương hai bên.

a) Em hãy chỉ ra những hành vi có tính chất bạo lực học đường của các nữ sinh qua sự việc trên.

b) Em nhận xét thế nào về biểu hiện, việc làm của các bạn chứng kiến sự việc trên?

7. Vào đầu năm học 2021 – 2022, tại cổng trường một trường trung học cơ sở có hai nữ sinh mặc áo thể thao lao vào đánh nhau trước sự chứng kiến của đông đảo bạn bè. Được biết, trước đó, một trong hai bạn từng nhắc nhở bạn mình đừng pha đèn xe vào mặt, từ đó đã dẫn đến mâu thuẫn. Sau đó, một bạn đã nhắn tin hẹn bạn ra gặp nhau để giảng hoà vì quen biết trước đó. Thế nhưng, một trong hai bạn không đồng ý giảng hoà nên đã xảy ra vụ việc này.

a) Em có thể nói gì về nguyên nhân dẫn đến việc hai bạn nữ sinh đánh nhau?

b) Em có đồng ý với hành vi, biểu hiện của các bạn chứng kiến không? Vì sao?

8. Trong khi phần lớn những vụ việc bạo lực học đường xảy ra ở trong và ngoài trường học, thì lại có vụ việc xảy ra ở ngay lớp học. Như trường hợp của M bị 5 bạn nam cùng lớp hành hung ngay tại lớp học, vì không cho bạn chép bài tập về nhà; hay vụ nữ sinh N bị nhóm bạn bắt quỳ gối yêu cầu xin lỗi ngay trên bục giảng trong giờ nghỉ giải lao vì không trả lời tin nhắn điện thoại. Sau vụ việc này, các bạn bị hành vi bạo lực cảm thấy rất lo sợ mỗi khi đến lớp, chỉ mong sao cho buổi học qua mau để thoát nạn, được về nhà.

Em có thể nói gì về hành vi của các bạn gây ra hành vi bạo lực trong hai trường hợp trên? Vì sao?

9. H là một học sinh học giỏi, nhiệt tình công tác tập thể và hay giúp đỡ các bạn trong lớp nên được các bạn quý mến. Tuy nhiên, H thường hay nhắc nhở góp ý với các bạn học hành chểnh mảng, hay quậy phá trong lớp. Thấy vậy, V đã lập một nhóm trên Facebook gồm 5 người thường xuyên nói xấu, xúc phạm H và kêu gọi các bạn khác tẩy chay H. Thời gian đầu, H bị “sốc” nên cảm thấy rất buồn bã và bất lực. Nhưng rồi H được các bạn khác giúp đỡ, chủ động cùng H gặp các bạn đã nói xấu, xúc phạm mình. Sự việc được giải quyết, hai bên giảng hoà với nhau, gác lại chuyện cũ để cùng nhau học tập.

a) Hành vi bạo lực của nhóm bạn cùng lớp H biểu hiện như thế nào?

b) Em nhận xét thế nào về biểu hiện, hành vi của các bạn đã giúp H vượt qua Н sự việc bị bạo lực học đường?

10. Ở trường, lớp em có xảy ra bạo lực học đường không? Em hãy nói một số biểu hiện bạo lực học đường mà em chứng kiến hoặc biết, trong đó nêu rõ:

- Biểu hiện của vụ việc.

– Nguyên nhân xảy ra vụ việc.

– Hậu quả của vụ việc.

- Biểu hiện, hành vi, thái độ của em và những người chứng kiến hoặc biết về vụ việc này.


6.

a) Những hành vi có tính chất bạo lực học đường của các nữ sinh qua sự việc trên; Vung tay tát liên tiếp, đăng tải clip lên mạng

b) Việc làm của các bạn chứng kiến sự việc trên quá vô cảm không can ngăn cũng không báo cho thầy cô

7. 

a) Nguyên nhân hai bạn dẫn đến mâu thuẫn đó chính là: hai bạn từng nhắc nhở bạn mình đừng pha đèn xe vào mặt, từ đó đã dẫn đến mâu thuẫn.

b) Em không đồng tình với các bạn chứng kiến bởi các bạn không hề có một hành động nào để can ngan hay để dừng lại mâu thuẫn.

8.

- Trong trường hợp này, những người gây ra bạo lực hết sức thản thiên, và không cảm thấy sợ hãi và tội lỗi, đây là một hành động sai lầm đáng bị trừng phạt, khiển trách

9. 

a) Hành động bạo lực được biểu hiện: lập nhóm nói xấu và tẩy chay

b) H đã hết sức bình tĩnh khi được các bạn khác giúp đỡ.

10 . Hs tự làm


Bình luận

Giải bài tập những môn khác