Quan sát bảng 3.2 nêu nhận xét về sự phân bố dân cư và sự thay đổi mật độ dân số ở các vùng của nước ta?

Câu 3: Trang 13 sgk Địa lí 9 

Quan sát bảng 3.2 nêu nhận xét về sự phân bố dân cư và sự thay đổi mật độ dân số ở các vùng của nước ta?


- Dân cư nước ta có sự phân bố không đồng đều giữa các vùng trong nước.

  • Tập trung đông ở các vùng đồng bằng, là những vùng có mật độ dân số cao hơn mức trung bình của cả nước. Cao nhất là Đồng bằng sông Hồng năm 2003: 1192 người/km2 , Đông Nam Bộ – 476 người/km2, Đồng bằng sông Cửu Long – 425 người/km2.
  • Thưa thớt ở các vùng miền núi và cao nguyên : Tây Bắc 67 người/km2 , Tây Nguyên 84 người/km2 , Đông Bắc 141 người/km2 .

- Ngay trong một vùng thì mật độ dân số cũng không giống nhau giữa các khu vực và các địa phương. ở Trung du miền núi Bắc Bộ tiểu vùng Đông Bắc có mật độ dân số 141 người/ km2 cao hơn tiểu vùng Tây Bắc 67 người/km2.

- Mật độ dân số trung bình ở các địa phương giai đoạn 1989 – 2003 đều tăng lên, nhưng mức độ tăng có sự khác nhau giữa các khu vực:

  • Tây Nguyên là khu vực có mật độ dân số trung bình tăng nhiều nhất từ 45 lên 84 người/km2 , tăng 1,87 lần (do các chương trình di dân của Đảng và Nhà nước lên Tây Nguyên để xây dựng và phát triển các vùng kinh tế mới).
  • Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng có mật độ dân số tăng ít nhất: 103 lên 115 người/km2, tăng 1,1 lần.

Trắc nghiệm địa lí 9 bài 3: Phân bố dân cư và các loại địa hình quần cư (P2)
Từ khóa tìm kiếm Google: phân bố dân cư, mật độ dân số, dân số nước ta, câu 3 trang 14 sgk địa lí 9, giải địa lí 9 câu 3 trang 13 sgk

Bình luận

Giải bài tập những môn khác