Tắt QC

Trắc nghiệm địa lí 9 bài 3: Phân bố dân cư và các loại địa hình quần cư (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 9 bài 3: Phân bố dân cư và các loại địa hình quần cư (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Người Khơ-me gọi các điểm dân cư là

  • A. làng.
  • B. bản.
  • C. phum, sóc.
  • D. plây.

Câu 2: Người Kinh ở vùng nông thôn sinh sống tập trung thành các điểm dân cư gọi là

  • A. làng, ấp.
  • B. buôn, plây.
  • C. phum, sóc.
  • D. bản, phum.

Câu 3: Tỉ lệ dân nông thôn nước ta có đặc điểm

  • A. thấp hơn tỉ lệ dân thành thị.
  • B. bằng tỉ lệ dân thành thị.
  • C. cao hơn tỉ lệ dân thành thị.
  • D. bằng một nửa tỉ lệ dân thành thị.

Câu 4: Nước ta có cơ cấu dân số trẻ với số dân xếp vị thứ

  • A. 24 trên thế giới và thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á.
  • B. 24 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á.
  • C. 4 trên thế giới và thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á.
  • D. 14 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á.

Câu 5: Dân cư nước ta không tập trung đông đúc ở đâu?

  • A. Vùng đồng bằng.
  • B. Miền núi.
  • C. Các đô thị.
  • D. Ven biển.

Câu 6: Đâu không phải là đặc điểm của quần cư nông thôn ở nước ta?

  • A. Hoạt động phi nông nghiệp là chính.
  • B. Có tên gọi khác nhau tùy theo dân tộc và địa bàn cư trú.
  • C. Thường phân bố trải rộng theo lãnh thổ.
  • D. Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.

Câu 7: Quần cư nông thôn ngày càng gắn với quần cư thành thị ở chỗ nào?

  • A. Làng bản ngày càng đa chức năng.
  • B. Nhà cửa và lối sống thành thị xuất hiện ngày càng nhiều.
  • C. Làng bản ngày càng thu hẹp phạm vi không gian.
  • D. Phân bố dân cư thường trải rộng theo lãnh thổ.

Câu 8: Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở vùng nào?

  • A. Trung du.
  • B. Cao nguyên.
  • C. Miền núi.
  • D. Đồng bằng.

Câu 9: Vùng có mật độ dân số trung bình thấp nhất ở nước ta là 

  • A. Tây Bắc.
  • B. Đông Bắc.
  • C. Bắc Trung Bộ.
  • D. Tây Nguyên.

Câu 10: Làng là tên gọi điểm dân cư của dân tộc 

  • A. Tày, Thái, Mường,..
  • B. Kinh.
  • C. Khơ - me.
  • D. Ê-đê, Gia-rai, Cơ - ho,...

Câu 11: Phum, sóc là tên gọi điểm dân cư của dân tộc nào?

  • A. các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên.
  • B. Ê-đê, Gia-rai, Cơ-ho.
  • C. Tày, Thái, Mường,..
  • D. Khơ - me.

Câu 12: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm quần cư nông thôn nước ta ?

  • A. Phân bố rải rộng theo lãnh thổ.
  • B. Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.
  • C. Có các tên gọi khác nhau tùy theo dân tộc và địa bàn cư trú.
  • D. Có mật độ dân số rất cao.

Câu 13: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm quần cư thành thị nước ta ?

  • A. Ở nhiều đô thị, kiểu " nhà ống" san sát nhau khá phổ biến.
  • B. Các đô thị lớn có mật độ dân số rất cao.
  • C. Nhìn chung các đô thị đều có nhiều chức năng.
  • D. Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.

Câu 14: Mật độ dân số nước ta như thế nào?

  • A. Ngày càng giảm.
  • B. Thấp hơn mật độ dân số thế giới.
  • C. Ổn định, ít biến động.
  • D. Ngày càng tăng.

Câu 15: Vùng có mật độ dân số trung bình cao nhất ở nước ta là vùng nào?

  • A. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • B. Đồng bằng sông Cửu Long.
  • C. Đồng bằng sông Hồng.
  • D. Đông Nam Bộ.

Câu 16: Bản là tên gọi điểm dân cư của dân tộc nào?

  • A. Các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên.
  • B.Khơ-me.
  • C. Tày, Thái, Mường.
  • D. Ê-đê, Gia-rai, Cơ - ho.

Câu 17: Buôn, plây là tên gọi điểm dân cư của dân tộc nào?

  • A. Tày, Thái, Mường.
  • B. Việt (Kinh).
  • C. Khơ-me.
  • D. Các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên.

Câu 18: Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, quần cư nông thôn nước ta có sự thay đổi, thể hiện rõ nhất là 

  • A. những chung cư cao tầng đang được xây dựng ngày càng nhiều.
  • B. chức năng chính vẫn là hoạt động công nghiệp.
  • C. tỉ lệ người không làm nông nghiệp ngày càng tăng.
  • D. kiểu "nhà ống" san sát nhau khá phổ biến.

Câu 19: Đâu không phải lí do dân số thành thị ở nước ta tăng nhanh?

  • A. Gia tăng tự nhiên cao.
  • B. Tăng tỉ trọng khu vực dịch vụ.
  • C. Di dân vào thành thị.
  • D. Nhiều đô thị mới hình thành.

Câu 20: Đâu không phải nguyên nhân làm cho Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất nước ta?

  • A. Lịch sử khai thác từ lâu đời; có nhiều trung tâm công nghiệp quan trọng và mạng lưới đô thị khá dày đặc.
  • B. Có sự di cư từ rất nhiều các dân tộc ít người xuống để xây dựng vùng kinh tế mới.
  • C. Nền nông nghiệp thâm canh cao với nghề trồng lúa nước là chủ yếu đòi hỏi phải có nhiều lao động.
  • D. Các điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho hoạt động sản xuất và cư trú của con người.

Câu 21: Đô thị có mật độ dân số trung bình cao nhất ở nước ta (năm 2003) là :

  • A. Đà Nẵng.
  • B. Hà Nội.
  • C. Hải Phòng.
  • D. TP Hồ Chí Minh.

Câu 22: Các vùng có mật độ dân số lớn hơn mật độ dân số trung bình của cả nước là 

  • A. Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.
  • B. Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng.
  • C. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng.
  • D. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng.

Câu 23: Mật độ dân số nước ta vào năm 2003 là :

  • A. 446 người/Km2
  • B. 536 người/Km2
  • C. 246 người/Km2
  • D. 195 người/Km2
Câu 24: Đâu không phải sự thay đổi của quần cư nông thôn?
  • A. Các cánh đồng thay thế bằng khu công nghiệp.
  • B. Tỉ lệ lao động nông nghiệp tăng lên.
  • C. Nhiều dãy nhà cao tầng mọc lên.
  • D. Nhiều tuyến cao tốc được xây dựng
Câu 25: Năm 2016:
- Dân số của nước ta là 92 692,2 nghìn người
- Diện tích: 331 212 km2
Mật độ dân số của nước ta khoảng
  • A. 350 người/km2.
  • B. 28 người/km2.
  • C. 280 người/km2.
  • D. 35 người/km2.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác