Phát biểu định luật tác dụng khối lượng về tốc độ của phản ứng hóa học.

2. Ảnh hưởng của năng lượng hoạt hóa và nhiệt độ tới tốc độ phản ứng qua phương trình Arrhenius

Câu hỏi 2: Phát biểu định luật tác dụng khối lượng về tốc độ của phản ứng hóa học.

Luyện tập 1: Nếu ở ví dụ 1, Ea (1) = 100 kJ mol-1  và Ea (2) = 150 kJ mol-1  thì tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào?

Luyện tập 2: Nếu ở ví dụ 2, Ea = 50 kJ mol-1  thì tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào?

Vận dụng 2: Hãy liên hệ kết quả ở ví dụ 2 với hệ số Van’t Hoff về sự thay đổi tốc độ phản ứng theo nhiệt độ 


Câu hỏi 2: 

Định luật tác dụng khối lượng về tốc độ của phản ứng hóa học: “Tốc độ phản ứng tỉ lệ thuận với tích nồng độ các chất tham gia phản ứng với số mũ thích hợp”.

Giả sử phản ứng đơn giản: mM + nN → sản phẩm, có biểu thức tốc độ phản ứng:

v = $C_{M}^{m}C_{N}^{n}$

Luyện tập 1

Tương tự ví dụ 1, Thay số vào biểu thức (4) ta có:

$\frac{k_{2}}{k_{1}}$ = $e^{\frac{(100-150).1000}{8,314.298}}$ =  1,72.10$^{-9}$

⇔$\frac{k_{1}}{k_{2}}$ = 5,81.10$^{8}$

 Như vậy trong trường hợp này, khi năng lượng hoạt hóa tăng 50 kJ mol$^{-1}$  thì tốc độ phản ứng giảm đi khoảng 581 triệu lần.

Luyện tập 2: 

Thay Ea = 50 kJ mol-1 ; T1 = 298; T2 = 308 vào phương trình (7) ta có:

$\frac{k_{2}}{k_{1}}$ = $e^{\frac{50.1000}{8,314}.\frac{308 - 298}{298.308}}$ ≈ 1,93

Vậy trong trường hợp Ea = 50 kJ mol$^{-1}$  thì tốc độ phản ứng tăng khoảng 1,93 lần.

Vận dụng 2: 

Theo Van’t Hoff với đa số các phản ứng, khi nhiệt độ tăng 10$^{o}$C thì tốc độ phản ứng tăng từ 2 – 4 lần. Hệ số nhiệt độ Van’t Hoff là γ = 2 – 4

Kết quả ở ví dụ 2 phù hợp với hệ số Van’t Hoff về sự thay đổi tốc độ phản ứng theo nhiệt độ


Từ khóa tìm kiếm Google: Giải chuyên đề hóa học 10 Cánh diều, giải CĐ hóa học 10 CD, giải CĐ hóa học 10 Cánh diều bài 3 Năng lượng hoạt hóa của phản ứng hóa học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác