Một phản ứng diễn ra ở một nhiệt độ không đổi, khi thêm chất xúc tác, tốc độ phản ứng tăng lên do năng lượng hoạt hóa bị thay đổi.

3. Vai trò của chất xúc tác

Câu hỏi 3: Một phản ứng diễn ra ở một nhiệt độ không đổi, khi thêm chất xúc tác, tốc độ phản ứng tăng lên do năng lượng hoạt hóa bị thay đổi. Vậy chất xúc tác làm tăng hay giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng?

Vận dụng 3: Vì sao trong lĩnh vực sản xuất hóa chất, người ta thường sử dụng chất xúc tác? Kể tên một số quá trình sản xuất hóa chất và chất xúc tác được sử dụng mà em biết.


Câu hỏi 3 

Đối với một phản ứng, năng lượng hoạt hóa Ea càng nhỏ thì tốc độ phản ứng càng cao.

Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng ⇒ Chất xúc tác làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng.

Thực tế các nghiên cứu đã chỉ ra chất xúc tác làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng. (Hình 3.5)

Vận dụng 3

  • Chất xúc tác có vai trò làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng từ đó làm tăng tốc độ của phản ứng hóa học.
  • Trong lĩnh vực sản xuất hóa chất, người ta thường sử dụng chất xúc tác vì một số mục đích sau:
  • Sử dụng chất xúc tác để tăng tốc độ phản ứng hóa học, làm cho quá trình sản xuất đạt hiệu suất cao.

Ví dụ: Trong các nhà máy sản xuất phân đạm người ta thường dùng sắt làm chất xúc tác để tăng tốc độ phản ứng giữa nitrogen (N2) và hydrogen (H2), giúp đạt hiệu quả cao trong quá trình sản xuất.

  • Sử dụng chất xúc tác để sản xuất được sản phẩm theo hướng mong đợi

Ví dụ: Platinium (Pt) dùng làm chất xúc tác cho quá trình oxi hóa ammonia (NH3) thành sản phẩm mong muốn là nitrogen oxide (NO) để sản xuất nitric acid (HNO3) Nếu không có xúc Pt thì phản ứng sẽ tạo ra N2


Từ khóa tìm kiếm Google: Giải chuyên đề hóa học 10 Cánh diều, giải CĐ hóa học 10 CD, giải CĐ hóa học 10 Cánh diều bài 3 Năng lượng hoạt hóa của phản ứng hóa học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác