Phân tích tính thống nhất của văn bản thể hiện qua đoạn trích Hai cây phong và đi bộ ngao du.
3. Phân tích tính thống nhất của văn bản thể hiện qua đoạn trích Hai cây phong và Đi bộ ngao du.
Tính thống nhất của văn bản qua đoạn trích Hai cây phong:
Chủ đề văn bản: Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làng Ku- ku –rêu.
Nhan đề “Hai cây phong” của văn bản cũng thể hiện chủ đề đó.
Tất cả những nội dung, các phần của văn bản đều tập trung thể hiện chủ đề đó. Nhiều câu văn nói về hình ảnh hai cây phong:
+ “Phía trên làng tôi, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong lớn. Tôi biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình. Dù ai đi từ phía nào đến làng Ku-ku-rêu chúng tôi cũng đều trông thấy hai cây phong đó trước tiên, chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi… Cứ mỗi lần về quê, khi xuống xe lửa đi qua thảo nguyên về làng, tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc ấy. "
+ “Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy? Mong sao chóng về tới làng, chóng lên đồi mà đến với hai cây phong! Rồi sau đó cứ đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất”.
+ "Hai cây phong này khác hẳn – chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu"
+ “Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như một mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh…”
+…
Hai cây phong được quan sát, miêu tả tỉ mỉ, sinh động bằng đôi mắt họa sĩ, đôi tai nhạc sĩ và trái tim của nhà thơ. Toàn bộ văn bẳn đều toát lên tình yêu sâu sắc của người họa sĩ về quê hương, về người thầy vĩ đại đã “trồng cây và trồng người ”...
Xem toàn bộ: Soạn văn 8 VNEN bài 33: Ôn tập
Bình luận