Những yếu tố nào tạo nên chất “hài” trong đoạn trích Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục?
k) Những yếu tố nào tạo nên chất “hài” trong đoạn trích Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục?
Những yếu tố tạo nên chất “hài” trong đoạn trích Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục:
Sự chênh lệch, mất cân xứng giữa nội dung và hình thức, giữa cái bên trong và bên ngoài là nguyên tắc cơ bản để nhà văn tạo ra cái hài. Ở lớp kịch này cũng vậy, Mô-li-e đã xây dựng một nhân vật hài kịch bất hủ khi tạo ra sư khập khiễng, bất hoà giữa cái ngu dốt, ngớ ngẩn và cái sang trọng học đòi ở nhân vật ông Giuốc-đanh, với hàng loạt các tình tiết gây cười:
- Không biết áo Trào may thế nào nên phản đối vì áo may ngược hoa. Phó may nói áo Trào may ngược hoa là đúng. (Vì háo danh nên đã bị lừa)
- Nghe tôn xưng “Ông lớn”, “cụ lớn”, “Đức ông” thì vung tiền cho.
- Lại nói một mình “Thế là vừa phải, nếu cứ tôn xưng ta mãi ta sẽ mất hết tiền…” (Vung vãi tiền để mua danh nhưng vấn tiếc rẻ”.
- Cảnh ông bị bốn tay thợ phụ lột quần áo ra mặc cho bộ lễ phục lố lăng rồi nhảy theo điệu nhạc mà vênh vang cứ tưởng đó là bộ lễ phục của người quý phái.
Nhân vật Giuốc-đanh xuất hiện từ đầu đến cuối, với thói học đòi kệch cỡm đã trở thành con rối để bác phó may và những tay thợ phụ giật dây làm nổ ra những trận cười sảng khoái cho khán giả.
Xem toàn bộ: Soạn văn 8 VNEN bài 33: Ôn tập
Bình luận