Phân tích tác phẩm Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê

Câu hỏi 4. Phân tích tác phẩm Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê


Vì ngôi nhà là nơi gắn kết bao thế hệ dòng họ của người Ê đê. Từ đời ông bà, bố mẹ đến đời con, đời cháu. Căn nhà kéo dài mãi, che chở cho cuộc sống của bao thế hệ. Không những thế, ngôi nhà còn là nơi thể hiện các lễ nghi, tập tục của người Ê đê, thể hiện trọn vẹn cái hồn cốt đại ngàn của dân tộc này.

Nhà dài chính là không gian sống, sinh hoạt và các hoạt động văn hóa diễn ra. Như trong văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây, không gian ngôi nhà cũng là nơi hoạt động ăn mừng chiến thắng của Đăm Săn cùng bà con diễn ra.

Với sự thay đổi về nhận thức xã hội, nên cấu trúc đại gia đình nhiều thế hệ sinh sống dưới cùng một mái nhà bị phá vỡ, thay vào đó là những gia đình nhỏ chỉ còn từ 2 đến 3 thế hệ sinh sống, bởi thế những ngôi nhà dài của người Êđê không phù hợp với nhu cầu sinh hoạt hiện nay, nên ngôi nhà đơn giản, dễ xây dựng và thuận tiện trong sử dụng được phổ biến hơn.

Trong khi phần lớn giới trẻ của đồng bào dân tộc Êđê bây giờ hướng đến những chiếc ti vi màn hình phẳng, đầu đĩa từ, dàn karaoke, bộ bàn ghế salon, giường, tủ hiện đại… do vậy chiếc ghế Kpan hầu như nằm lặng lẽ và phủ đầy bụi, nhiều đồ vật có giá trị văn hóa nằm lăn lóc trên sàn nhà lát gạch hoa – anh Y Phích Niê cho biết thêm.

Bên cạnh đó, còn có những vấn đề nhiều nhà nghiên cứu tỏ ra lo lắng nữa đó là, nếu nhà sàn dài truyền thống sẽ mất đi thì các phong tục tập quán, nghi lễ của đồng bào Êđê như vòng đời người, nghi lễ nông nghiệp, văn hóa cồng chiêng, uống rượu cần, kể Khan, hát Aray và nhiều sinh hoạt truyền thống tốt đẹp khác nữa của cộng đồng cũng sẽ dần mất đi.

Từ thực trạng cho thấy, để những giá trị về văn hóa nhà sàn dài truyền thống của đồng bào dân tộc Êđê trong sự phát triển của xã hội hiện đại là việc làm cấp thiết. Do vậy, thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần đề ra những giải pháp đồng bộ thiết thực và khả thi. Trong đó, cần chú trọng đến việc xây dựng các việc làm ngắn, dài hạn về công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Êđê nói riêng và các dân tộc ở Tây Nguyên nói chung.

Cùng với việc đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, các cơ quan hữu quan cần khuyến khích xã hội hóa, thu hút các nhà đầu tư phục dựng nguyên bản nhà sàn dài truyền thống để phục vụ du khách; đưa văn hóa dân tộc Êđê trở lại phục vụ cộng đồng để nâng cao ý thức tự giác của đồng bào trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa bản địa.

Đồng thời, cần quan tâm hơn nữa việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách về công tác bảo tồn, bảo tàng; nâng cao chính sách đãi ngộ đối với những người quản lý, khai thác di sản và đối với các nghệ nhân. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ người bản địa có ý thức, tự hào, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc mình.


Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 2 ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê

Bình luận

Giải bài tập những môn khác