Những chi tiết nào gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân? Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và bút pháp nghệ thuật của Nguyền Du k

Câu 1 (Trang 86 SGK) Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân.

 - Những chi tiết nào gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân? (Chú ý những đường nét, hình ảnh, màu sắc, khí trời, cảnh vật)
- Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và bút pháp nghệ thuật của Nguyền Du khi gợi tả mùa xuân?


Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân tươi đẹp, trong sáng:

  •  Gợi tả không gian và thời gian:

Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

    • Hình ảnh “ chim én đưa thoi” vừa gợi không gian ngày xuân, vừa ngầm ám chỉ thời gian mùa xuân trôi nhanh quá, mới đó mà đã hết sáu mươi ngày xuân rồi.
    • Mùa xuân có ba tháng, lúc này đã là tháng ba ( thiều quang….sáu mươi). Trong tháng cuối cùng của mùa xuân, những cánh én vẫn bay liệng giữa bầu trời cao rộng, trong sáng.
  • Hình ảnh thiên nhiên:

Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

    • Tất cả hòa quyện, gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân mới mẻ, tinh khôi, tràn trề sức sống (cỏ non), khoáng đạt, trong trẻo (xanh tận chân trời), nhẹ nhàng, thanh khiết (trắng điểm một vài bông hoa). Chữ “điểm” làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có tâm hồn, không tĩnh tại.
  • Nguyễn Du tả cảnh mùa xuân thật ngắn gọn chỉ bằng bốn câu thơ với một vài nét đặc tả, cảnh vật được chọn lọc. Ngôn ngừ binh dị, hàm súc; có sự tương phản về màu sắc, tạo được vẻ hài hòa, giàu sức gợi tả về bức tranh xuân.  Nghệ thuật nhân hóa cùng với nghệ thuật đảo ngữ, đã diễn tả một cách sinh động sự tươi non, mơn mởn, giàu sức sống của cỏ cây hoa lá. Chúng vốn là những sự vật vô tri vô giác, nhưng trở nên có linh hồn, có sức sống…


Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Cảnh ngày xuân
Từ khóa tìm kiếm Google: hướng dẫn soạn văn câu 1 Cảnh ngày xuânu văn 9, soạn bài câu 1 Cảnh ngày xuân, câu 1 Cảnh ngày xuân, trả lời câu 1 Cảnh ngày xuân

Bình luận

Giải bài tập những môn khác