Lập và hoàn thiện các bảng theo yêu cầu sau: Về tình hình phân hoá xã hội ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất

2. Lập và hoàn thiện các bảng theo yêu cầu sau:

a. Về tình hình phân hoá xã hội ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất 

b. Về hoạt động của tư sản dân tộc và tiểu tư sản trong những năm 1919 - 1926

c. Về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến cuối năm 1924


a. Về tình hình phân hoá xã hội ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất

Giai cấp/ tầng lớpPhân hoáĐịa vị kinh tếThái độ chính trị
Địa chủ phong kiến

Câu kết chặt chẽ với thực dân Pháp làm tay sai Pháp

Một bộ phận địa chủ nhỏ và vừa có tinh thần yêu nước

Quyền lực ngày càng cao, ruộng đất ngày càng nhiềuLàm tay sai Pháp.
Tư sảnPhân hóa thành 2 bộ phận: tư sản mại bản và tư sản dân tộc

Tư sản mại bản làm tay sai cho Pháp

Tư sản dân tộc chống đế quốc

Tư sản mại bản có tư tương theo Pháp

Tư sản dân tộc có tinh thần yêu nước.

Tiểu tư sảnSố lượng tăng nhanhSố phận bấp bênhCó tinh thần yêu nước, hăng hái tham gia cách mạng
Công nhânPhát triển nhanh về số lượng và chất lượngBị ba tầng áp bứcCó truyền thống yêu nước, sẵn sàng tham gia cách mạng
Nông dânChiếm hơn 90% dân sốBị thực dân, phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề, bị bần cùng hóa.Là lực lượng hăng hái, đông đảo của cách mạng.

b. Về hoạt động của tư sản dân tộc và tiểu tư sản trong những năm 1919 - 1926

Yêu cầuTư sản dân tộcTiểu tư sản
Mục tiêuĐòi một số quyền lợi kinh tế.Đòi các quyền tự do dân chủ.
Tổ chức Việt Nam nghĩa đoàn, Hội phục việt, Đảng thanh niên...
Hoạt động

Phát động các phong trào chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá

Đâu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo

Xuất bản những tờ báo tiến bộ (chuông rè, an nam trẻ, ...)

Lập ra những nhà sản xuất tiến bộ

tổ chức các sự kiện gây tiếng vang lớn

Tính chấtYêu nước, dân chủYêu nước, dân chủ.
Ưu điểm/ hạn chế

Tích cực: Chống sự cạnh tranh, chèn của tư bản nước ngoài.

Hạn chế: Dễ thỏa hiệp, phục vụ quyền lợi của giai cấp.

Tích cực: Thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng tự do, dân chủ.

Hạn chế: Mang tính chất cải lương, giới hạn trong khuôn khổ chủ nghĩa thực dân

c. Về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến cuối năm 1924

Thời gianHoạt động
Năm 1919Gửi đến hội nghị Véc xai bản yêu sách của nhân dân An Nam, đòi thừa nhận quyền tự do, dân chủ...của dân tộc Việt Nam
Năm 1920

Giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo lần thứ nhất về những luận cương về vấn đề dân tộc vần đề thuộc địa của Lê-nin.

12/1920 Người bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp.

Năm 1921

Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà yêu nước, lập ra Hội liên hiệp thuộc địa ở Pa-ri

Viết báo, viết cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp và bí mật chuyển về Việt Nam

Năm 1923Tham gia hội nghị Quốc tế Nông dân và được bầu vào Ban Chấp hành
Năm 1924Nguyễn Ái Quốc về QUảng Châu để tuyên truyền, giáo dục lí luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam.

=> Ý nghĩa: Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 đến 1924 đã nhằm chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.


Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác